ĐỊNH HƯỚNG CHO CUỘC ĐỜI
*****
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.
Khi ấy, Đức Giêsu phán:” Quả thế, thời ông No-ê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông No-ê vào tầu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại ; hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại.
Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. Anh em hãy biết điều này : nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng , vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” Mt 24,37-44).
Trong bài Tin mừng này, Chúa Giêsu dựa vào biến cố đại hồng thủy thời ông No-ê dạy chúng bài học phải tỉnh thức để sẵn sàng chờ đợi Chúa đến trong vinh quang. Chúa có ý đối chiếu biến cố đại hồng thủy thời ông No-ê với cuộc trở lại vinh quang trong ngày tận thế và vào giờ chết của mỗi người để đề cao cảnh giác chúng ta, giúp chúng ta phải ở trong tư thế sẵn sàng chờ Chúa đến.
Chúa Giêsu dùng cụm từ”Con Người đến” có ý nói chính Ngài sẽ đến. Cụm từ đó được diễn tả bằng chữ “Parousia”. Người Hy lạp và La tinh dùng chữ Parousia để chỉ v iệc hoàng đế ngự đến hoặc chính thức thăm viếng một thành nào. Sau này, trong Giáo hội sơ khai, từ ngữ ấy được dùng để chỉ việc trở lại trong vinh quang của Chúa Giêsu vào ngày tận thế, đi liền với cuộc phán xét.
Ngày nay, kiểu nói “Lúc Con Người đến”, ám chỉ ngày tận thế và cũng chỉ giờ chết của mỗi người. Hội thánh muốn nhắc nhở cho chúng ta về giờ chết của mình để chuẩn bị sẵn sàng.
Chúa Giêsu so sánh giờ chết của chúng ta với cơn đại hồng thủy thứ hai, có tính cách bất ngờ. Thiên hạ thời ông No-ê không ngờ được chuyện gì cả và cứ ăn uống lấy vợ gả chồng. Sự vô tri này rất nguy hiểm : họ đã chết vì không nhận ra dấu hiệu nào của trận lụt. Ngày tận thế cũng vậy và giờ chết của chúng ta cũng không khác, tai ương treo trên đầu mỗi người và sẽ rơi lúc nào không biết, trong ngày đó có toan tính gì thì cũng đã quá muộn.
II. PHẢI TỈNH THỨC VÀ SẴN SÀNG.
Trong giờ chết của chúng ta, số phận mỗi người mỗi khác, tùy theo thái độ sống của họ trước giờ chết. Hình ảnh hai người đàn ông làm việc ở ngoài đồng và hai người đàn bà xay bột đã nói lên điều đó. Hai hình ảnh này cho thấy rằng vẻ bề ngoài người ta có thể rất giống nhau, kẻ này người kia đều lao động, cùng làm một công việc chẳng có gì khác, nhưng tùy theo cách sống đạo đức mà số phận sẽ khác nhau : một người được tiếp nhận, một người bị bỏ rơi, nghĩa là một người được cứu rỗi và một người bị trầm luân.
Giờ chết là một điều chắc chắn, nhưng chết lúc nào là cả là một vấn đề : “Sinh hữu hạn, tử bất kỳ”. Giờ chết mang theo yếu tố bất ngờ, được sánh với kẻ trộm. Chẳng bao giờ kẻ trộm cho chủ nhà biết giờ nó đến. Vì vậy, chủ nào muốn khỏi mất của thì phải chịu khó thức để đề phòng. Nhưng thức lâu vừa mệt vừa buồn ngủ nên dễ bị sao lãng. Sự tỉnh thức đối với ngày Chúa đến cũng làm cho người ta gặp khó khăn tương tự. Nhưng dù khó khăn đến đâu cũng phải tỉnh thức để sẵn sàng, vì Chúa đến bất ngờ.
Truyện : Đã dọn sẵn hành trang.
Khi Đức Gioan 23 lâm bệnh lần cuối, không biết vì lý do gì mà các bác sĩ muốn giấu nhẹm sự nguy kịch của căn bệnh, họ bảo Ngài chỉ bị chứng loét bao tử. Nhưng Đức Gioan 23 biết rõ bệnh tình của mình hơn ai hết, vì thế Ngài nói:”Tôi đã dọn sẵn hành trang”.
Ông Giacômô âMenzu, một nhà điêu khắc nổi tiếng người Ý viết hồi ký về những giây phút sau hết của cuộc đời Đức Gioan 23 như sau:”Vào ngày cuối cùng của chính ngày đau đớn kéo dài, linh mục Capovilla, bí thư riêng của Đức Thánh Cha đến bên giuờng bệnh, hôn tay bệnh nhân và hỏi xem ngài cảm thây thế nào.
Đức Gioan 23 trả lời :
- Tôi cảm thấy trong mình khoẻ khoắn và an bình như thể tôi đang ở trong Chúa. Nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy hơi lo.
Linh mục Capovilla thưa :
- Xin Cha đừng lo. Những người phải lo là chính chúng con, vì con đã nói chuyện với bác sĩ...
Đức Gioan 23 ngắt lời, hỏi :
- Họ đã nói với con những gì ?
Nghẹn ngào, linh mục bí thư của Ngài nói :
- Thưa Đức Thánh Cha, con muốn nói với Cha sự thực hôm nay là ngày của Chúa. Hôm nay Cha sẽ được về Thiên đàng.
Nói xong linh mục bí thư quy øxuống bên giường, hai tay bưng mặt khóc. Vài phút nặng nề trôi qua, bỗng cha cảm thấy một bàn tay âu yếm xoa đầu mình và nghe một giọng ôn tồn nói
- Hãy ngước mắt nhìn lên. Bình thường, người bí thư của tôi rất mạnh mẽ, can đảm, nên bây giờ phải trở nên mềm nhũn. Cha đã nói với người bề trên của Cha những lời hay đẹp nhất mà con người có thể nghe từ miệng của một linh mục:”Hôm nay Cha sẽ được vào Thiên đàng”.
(Lẽ sống tr 394-395)
Ước gì chúng ta có được sự bình thản trong giờ phút lâm tử như Đứ c Gioan 23. Ước gì như Ngài, chúng ta có được sự an bình trong tâm hồn và có niềm hy vọng để tin tưởng rằng : lời Chúa Giêsu nói với người trộm lành cũng được áp dụng cho chúng ta:”Hôm nay con sẽ được cùng Ta về Thiên đàng”. Nhưng thiên đàng là bến bờ, là mức đến, thì cuộc sống của chúng ta phải định hướng theo đó.
III. PHẢI ĐỊNH HƯỚNG CHO CUỘC ĐỜI.
Con người không phải cư ùsống mãi trên hành tinh này. Mọi người sẽ phải ra đi, phải từ giã cõi đời này mặc dầu mình không muốn, mặc dầu mình tiếc xót, mặc dầu phải chua xót thốt ra những lời chua cay :
Nhưng mà tôi sẽ chết, than ôi !
(Xuân Diệu)
Đối với nhiều người, chết là cái gì man rợ làm cho người ta ghê sợ, kinh tởm, người ta chán ghét nó vì người ta cho cùng đích của cuộc đới là thế giới vật chất với tiền của, với tiện nghi, với những đam mê sắc dục. Đời chỉ có thế thôi !
Năm 1987, Hội đồng Quốc gia Hoa kỳ đặc trách giáo dục đã thực hiện một cuộc điều tra nới các sinh viên sắp mãn đại học, vềà” mục đích của cuộc đời họ trong tương lai”. Kết quả cho thấy 75% trong số 200.000 sinh viên được hỏi ý kiến đã trả lời cho biết : “Cùng đích cuộc đời tương lai của họ là làm sao để kiếm được thật nhiều tiền”. Các sinh viên này cho biết :”Sau khi học xong, họ muốn có việc làm tốt với đồng lương cao để sống thoải mái.
Không phải chỉ có những người trẻ này mới có ý nghĩ về cuộc sống hưởng thụ những của cải vật chất như vậy. Trong một xã hội thấm nhiễm tinh thần hưởng thụ vật chất như ngày nay, nhiều người trong chúng ta bị cám dỗ sống chỉ nghĩ đến nhà cửa, quần áo và tiền bạc và được hưởng dùng càng nhiều phương tiện càng tốt. Nhiều người trong chúng ta có thể có thái độ giống như người giầu có được Đức Giêsu mô tả trong dụ ngôn của Ngài nơi Phúc âm theo thánh Luca đoạn 12.
Vì thế, đời là một cuộc hành trình, mà cuộc hành trình phải có điểm đến. Không ai lên đường mà không biết mình đi đâu. Chỉ có những kẻ khờ dại mới xử sự như thế. Đời là một chuỗi những chọn lựa và quyết định. Có những quyết định liên quan đến người khác. Có những quyết định thay đổi cả một đời người, và có lẽ quyết định nào cũng làm cho chúng ta day dứt dằn vặt.
Các nhà văn muốn viết một quyển truyện hay, thường nghĩ trước phần kết của câu truyện. Chúng ta muốn viết quyển truyện đời mình cho hay thì phải nghĩ trước về ngày chết của mình, đừng như nhân vật trong câu truyện dứoi đây :
Nhà khoa học Huxley đang gấp vì sự đến trễ phiên họp, trong đó ông phải đọc một bài tham luận. Ông nhảy lên một chiếc xe ngựa và bảo nguời đánh ngựa :”Hãy chạy hết tốc lực”. Xe chạy một quãng, ông mới giật mình hỏi :”Nhưng mà ta đang chạy đi đâu vậy”? Người đánh xe ngựa đáp:”Tôi cũng chẳng biết, chỉ biết là xe đang chạy hết tốc lực” (Clifton Gadiman).
Ta đang đi trên đường đời, ta phải đặt dấu hỏi : Ta đang đi đâu ? Ta có đi đúng hướng không ? Ta đang đi lên hay đi xuống ? Bởi vì chúng ta chỉ có hai hướng đi xuống hay đi lên :
Thiên đàng địa ngục hai quê :
Ai khéo thì về, ai vụng thì sa !
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
Không có nhận xét nào