Sự tự do của Đức Giê-su
Con người thời nay rất nhạy cảm với hai từ “tự do”, nói nhiều về tự do và đề cao sự tự do. Với tư cách là kitô-hữu, là môn đệ của Đức Giê-su, chúng ta cần tìm hiểu xem sự tự do của Thầy chúng ta nằm ở chỗ nào, và Người đã thể hiện sự tự do của mình như thế nào trong cuộc sống.
1. Sự tự do và tính bất khả vi phạm
Đức Giê-su , với tư cách là Con Thiên Chúa, hằng sống hiệp thông với Thiên Chúa, là Đấng Thánh như Giáo-hội vẫn tuyên xưng trong Kinh Vinh Danh : “Chỉ có Chúa là Đấng Thánh” ! Điều đó có nghĩa Người là Đấng vô tội.
Tính vô tội nơi Đức Giê-su không chỉ có nghĩa là không có tội mà còn hàm ý không thể phạm tội. Tội là một hành vi phản lại với Thiên Chúa. Như vậy nếu Đức Giê-su phạm tội, Người phản lại với chính mình. Nếu chúng ta hiểu đúng tương quan hiệp nhất giữa Đức Giê-su với Chúa Cha, thì chân lý này trở thành hiển nhiên : “Cuộc sống hiệp nhất trong tương quan giữa Đức Giê-su với Thiên Chúa, sự hiến thân cho Thiên Chúa toàn vẹn đến mức sự tự do của riêng mình trùng hợp với sứ mạng thần linh và với ý muốn của Chúa Cha đối với mình, đã bao hàm sự miễn nhiễm đối với mọi tội lỗi rồi. Khẳng định Đức Giê-su vô tội là diễn tả cách tiêu cực cũng một chân lý mà chúng ta nói theo phương cách tích cực: Người là Con Thiên Chúa và hoàn toàn sống cho Thiên Chúa. Nếu tội chủ yếu là sống đối lập với Thiên Chúa, khép kín lòng mình lại đối với Thiên Chúa, thì sự hiệp nhất giữa Đức Giê-su với Thiên Chúa trong cộng đoàn ngôi vị với Chúa Cha, trong tư cách ngôi vị Con Thiên Chúa, thì điều đó ngụ ý trực tiếp là sống xa cách đối với mọi tội lỗi” (W.Pannenberg, Esqquisse d’une christologie, coll.Cogitatio fidei. Paris, Cerf 1971, p. 456)
Từ đó nảy sinh câu hỏi: làm sao dung hoà được sự tự do với tính bất khả vi phạm nơi Đức Giê-su ? Vấn đề thường được đặt ra như sau : hoặc là Đức Giê-su có tự do, nên Người có thể không tuân phục mệnh lệnh Chúa Cha, tức là không chấp nhận chịu khổ nạn và chịu chết, và trong trường hợp đó, Người có thể phạm tội : như vậy Người không phải là Đấng bất khả vi phạm; hoặc là mệnh lệnh Chúa Cha tước đoạt hết quyền tự do của Đức Giê-su ! Trước vấn đề lưỡng nan này, nhiều người đã giảm nhẹ hoặc loại bỏ lệnh truyền của Chúa Cha để đề cao sự tự do của Đức Giê-su.
Thực ra cái khó không nằm ở chỗ dung hoà lệnh truyền Chúa Cha và sự tự do của Đức Giê-su. Lệnh truyền bao hàm một sự bắt buộc về mặt tâm linh, nhưng không phá hủy sự tự do. Trái lại lệnh truyền giả thiết người vâng lời có tự do. Cho nên chúng ta không cần làm giảm nhẹ lệnh truyền của Chúa Cha. Đức Giê-su thực sự đã vâng lời và đã làm thế một cách rất tự do. Lệnh truyền và sự tự do tương ứng với nhau.
Vấn đề chính yếu nằm ở nơi tính bất khả vi phạm của Đức Giê-su. Tính chất này xem ra làm mất sự tự do của Đức Giê-su, theo hai góc nhìn : thứ nhất điều đó xem ra ngụ ý Đức Giê-su đã bị tiền định phải hành động theo một chiều hướng đã được vạch sẵn; thứ hai nó loại bỏ nơi Người khả năng chọn lựa giữa thiện và ác, giữa điều lành và điều tội.
Thực ra tính bất khả vi phạm không bao hàm một sự tiền định nào cả. Nó chỉ loại bỏ khả năng phạm tội. Đàng khác cho dẫu điều đó loại bỏ khả năng chọn lựa giữa điều lành và điều tội, thì sự tự do đích thực vẫn còn.
Người ta thường quan niệm tự do là khả năng chọn lựa giữa điều lành và điều dữ. Thực ra đó là một quan niệm phát xuất từ hoàn cảnh yếu đuối của chúng ta, những con người bị giằng co giữa điều lành và điều dữ, điều tốt và điều xấu.
Nơi Thiên Chúa, sự tự do phải được định nghĩa là khả năng hành động tuyệt đối tự ý mình : Thiên Chúa tự ý quyết định mà không bị chi phối bởi những thúc bách từ bên ngoài hay từ bên trong. Bản chất của Thiên Chúa là tốt lành, nên Người không thể muốn sự dữ và hành động theo chiều hướng của điều tội lỗi. Tuy nhiên Người vẫn hoàn toàn tự do và tự do hơn bất cứ người nào. Trong cuộc tranh luận với những người theo Pêlagiô (ông này chỉ chấp nhận có tự do, chỉ khi nào người ta có khả năng chọn lựa giữa điều tốt và điều xấu) thánh Augustinô đã nói : “Nếu không ai sẽ tự do cả, khi không có khả năng muốn hai điều, tức điều tốt và điều xấu, thì Thiên Chúa cũng không tự do, vì Người không thể muốn điều xấu. Các bạn tôn vinh Thiên Chúa như thế sao, bằng cách chối bỏ sự tự do của Người ?”.
Đức Giê-su hoàn toàn tự do. Người tự ý chọn lựa tuân phục Chúa Cha. Người không thể chọn lựa con đường bất tuân. Sự tự do của Người nằm ở chỗ Người tự ý quyết định. Người không thể muốn điều xấu, do tự bản chất tốt lành của Người. Tính bất khả vi phạm này không phải là một sự kém sút, khuyết tật gì hay là một ngăn trở cho sự tự do. Trái lại đó là điều hoàn hảo làm cho sự tự do của Đức Giê-su biểu lộ ra một cách nguyên vẹn hơn.
Để hiểu rõ sự tự do của Đức Giê-su chúng ta đừng quên Người là Con của Chúa Cha, và Người chỉ là Con trong sự hiến thân trọn vẹn cho Thánh Ý của Cha. Sự hiệp nhất trong ý muốn với Chúa Cha, đó là chứng cớ Người là Con “luôn luôn hương về Cha”, luôn luôn nên một với Cha, như Người đã nói: “Cha Ta và Ta, chúng ta là một!” Vì đã hiến thân trọn vẹn cho Chúa Cha và sứ mạng Người giao phó, nên nơi ý muốn của Đức Giê-su không còn chỗ cho một khả thể nào khác. Với tư cách là Con, Đức Giê-su không bao giờ muốn tạo cho mình một thế đứng độc lập đối với Cha, như Thánh Phao-lô đã khẳng định: “Đức Gi-su Ki-tơ vốn dĩ l Thin Cha m khơng nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa …”, nhưng Người đã chọn “vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết” (Pl 2, 6-8). Sự tự do của Đức Giê-su không nằm ở chỗ đứng độc lập với Thiên Chúa, nhưng trong sự hiệp nhất với Thiên Chúa.
2. Đức Giê-su, một con người tự do thật sự
Qua chứng tá của các sách Tin Mừng, Đức Giê-su tỏ ra là con người luôn luôn làm chủ mọi tư tưởng và hành động của mình, nhất là trong giờ khổ nạn. Người đã tuyên bố : “Không ai cất mạng sống Ta được; nhưng chính Ta tự mình thí mạng sống Ta” (Ga 10,18). Người nói thêm là ý muốn của Chúa Cha không làm cho Người mất tự do, trái lại làm cho sự tự do ấy biểu lộ rõ ràng hơn : “Ta có quyền thí mạng sống Ta, và cũng có quyền lấy lại; đó là lệnh truyền Ta đã lĩnh nơi Cha Ta”. Chính vì Đức Giê-su có tự do, nên Người đã lập được công nghiệp chan chứa, để đền tội cho loài người.
Sau đây chúng ta cần tìm hiểu thêm để xem Đức Giê-su đã thể hiện sự tự do của mình cách cụ thể như thế nào trong cuộc sống thường nhật. Các nhà tâm lý học ngày nay thường phân biệt nhiều mức độ tự do. Trước hết có sự tự do được thể hiện nơi đáy lòng con người (Kinh Thánh nói tới “cái tâm” của con người) : nó định hướng một cách cơ bản cho mọi quyết định khác về sau. Sự tự do ở mức độ thâm sâu này được thể hiện nơi một sự chọn lựa căn cơ cho cả cuộc đời. Sự chọn lựa cơ bản này sẽ được thực hiện bằng những quyết định nhỏ bé khác trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh của cuộc đời: đây là mức độ của sự tự do trong hoàn cảnh.
Dưới ánh sáng của khoa tâm lý học đó, người ta có thể đặt câu hỏi: Đức Giê-su có chọn lựa cho mình một hướng đi cơ bản không? Nếu có, thì đó là chọn lựa nào? Sự chọn lựa cơ bản ấy được thể hiện như thế nào qua những tương quan cụ thể trong cuộc sống?
2.1. Sự chọn lựa cơ bản
Hai biến cố xảy ra vào vào đầu và cuối cuộc đời của Đức Giê-su cho thấy một cách rõ ràng sự chọn lựa quyết liệt của Người, một sự chọn lựa định hướng cho cuộc đời và sứ mạng của Người: đó là “mầu nhiệm” Đức Giê-su chịu cám dỗ trong sa mạc và giờ cầu nguyện trong vườn Ghết-sê-ma-ni. Hai loạt bài trình thuật này hàm chứa một nòng cốt lịch sử, vì người ta khó nghĩ rằng cộng đoàn tiên khởi đã sáng tác những hoạt cảnh đi ngược với niềm tin của họ vào địa vị Đức Chúa của Đấng đã phục sinh.
a. Ý nghĩa sự kiện
Trước khi đi vào nội dung các chước cám dỗ, chúng ta cần có vài suy nghĩ về sự kiện Con Thiên Chúa bị cám dỗ. Nhiều chứng từ của Tân Ước xác nhận sự thật về các chước cám dỗ. Ngoài ba bài trình thuật về các chước cám dỗ trong sa mạc (Mc 1,12-13; Mt 4,1-11; Lc 4,1-3), ta còn nghe chính Đức Giê-su nói tới “các thử thách gian nan” của mình (Lc 22,28: từ hy-lạppeirasmos có nghĩa là cám dỗ, thử thách). Tác giả thư Do-thái còn viết: “Vì bản thân Người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách “ (Dt 2,18). Từ những “cơn thử thách” đó, Người đã học được “thế nào là vâng phục” : “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính.8 Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (Dt 5,7). Theo gợi ý của Luca (Lc 4,13: “Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ, quỷ dữ lìa bỏ Người, chờ đợi thời cơ”) và của thư Do-thái (“Khi còn sống kiếp phàm nhân…”), thì Đức Giê-su chịu cám dỗ nhiều lần trong cuộc đời, đặc biệt là trong vườn Ghết-sê-ma-ni và trên cây thập giá.
Nhiều tác giả tu đức, vì muốn đề cao sự thánh thiện của Đức Giê-su, nên đã giảm nhẹ ý nghĩa các chước cám dỗ. Họ giải thích là Chúa đã cho phép xảy ra các chước cám dỗ như vậy, chỉ vì mục đích sư phạm, nghĩa là để làm gương cho chúng ta trong việc chống trả lại với các chước cám dỗ. Chắc chắn chúng ta không thể loại bỏ giá trị giáo dục của sự kiện Đức Giê-su đã bị cám dỗ. Nhưng sự kiện ấy chỉ mang giá trị “làm gương”, khi các chước cám dỗ xảy ra đích thực. Đức Giê-su không “đóng kịch”, nhưng đích thực đã sống thân phận một con người như chúng ta.
Sự vô tội và thánh thiện không có nghĩa là Đức Giê-su được miễn khỏi chịu các chước cám dỗ. Vì Người giống những người khác trong mọi sự, ngoại trừ tội lỗi, nên Người cũng đã phải chịu thử thách và chịu cám dỗ như chúng ta.
Chắc chắn chúng ta phải khẳng định là Đức Giê-su không có tình dục như chúng ta. “Tình dục” (concupiscence) ở đây không chỉ là “sự ham muốn thú nhục dục” (nghĩa hẹp ta thường dùng), nhưng được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là một khuyh hướng thúc đẩy con người hành động theo bản năng ích kỷ “tự nhiên”. Nó phát xuất từ tình trạng mất cân bằng trong bản tính loài người, do tội nguyên tổ gây ra. Tình dục không phải là tội theo nghĩa chính xác, nhưng là hậu quả của tội. Theo Công đồng Trentô “tình dục do tội mà ra và lôi cuốn người ta đến sự tội” (DS. 1515). Đức Giê-su là Đấng vô tội, nên không bao giờ cảm nghiệm sự rối loạn nội tâm ấy và cũng không bao giờ cảm thấy một sự vui thỏa thầm kín nào về điều xấu xuất hiện trước mặt.
Vậy nếu Đức Giê-su không có tình dục nơi bản thân, chúng ta có thể nói là các chước cám dỗ của Người chỉ hoàn toàn nằm bên ngoài? Nhiều người nghĩ như thế cũng là để bảo vệ sự thánh thiện và vô tội vẹn toàn của Đức Giê-su. Theo họ thì các chước cám dỗ chỉ tấn công Người ở bên ngoài thôi. (x. Michel, art. Jesus Christ, D.T.C. 8, 1294-1295).
Nhưng thế nào là một chưóc cám dỗ chỉ hoàn toàn nằm bên ngoài? Một chước cám dỗ đích thực lại không len lỏi vào trong ý thức để quyến rũ người ta đó sao ?
Dấu hiệu cho thấy các chước cám dỗ không hoàn toàn nằm bên ngoài, là chúng gây nên những cuộc xung đột sâu xa trong tâm hồn Đức Giê-su. Cơn buồn sầu và sợ hãi trong vườn Ghetsemani mà Mác-cô nói tới (14,33) như muốn lôi cuốn Đức Giê-su tránh xa cuộc khổ nạn và làm cho Người phải chấp nhận một cách đau đớn. Vào giờ hấp hối, Đức Giê-su phải thắng vượt phản ứng sợ hãi tự nhiên trước sự đau khổ. Cuộc xung đột trong linh hồn Người giữa ý chí và một chiều hướng thấp kém hơn, cho dẫu mạnh mẽ và da diết, tự nó không phải là dấu hiệu của một sự rối loạn luân lý, bởi vì nó xảy ra đúng vào lúc mà Người lập công nghiệp để cứu chuộc loài người. Nếu chúng ta ý thức rằng cuộc chiến chống sự dữ đang xảy ra trong lương tâm sâu thẳm của mỗi người, thì chúng ta sẽ hiểu một cách dễ dàng là Đấng Cứu Thế của loài người đã muốn liên đới chặt chẽ với mọi người trong cuộc chiến ấy, và Người đã phải vận dụng mọi tiềm năng tâm lý và luân lý của Người để đánh bại quyền lực dụ dỗ của sự tội (xem thêm: J. Jeremias, Théologie du N.T, I, p.91-97).
b. Nội dung các chước cám dỗ
Khi trình bày việc Đức Giê-su chịu cám dỗ, hai tác giả Mát-thêu và Lu-ca muốn cho chúng ta thấy rằng Đức Giê-su đã trải qua một kinh nghiệm như dân Ít-ra-en ngày xưa, còn Mác-cô lại đặt Đức Giê-su trong tương quan với A-đam, ông tổ của loài người .
Trước hết chúng ta hãy xem cách trình bày của Mt và của Lc : khung cảnh sa mạc, thời gian 40 ngày gợi lại 40 năm dân Ít-ra-en hành trình trong sa mạc trước khi về Đất hứa; ba chước cám dỗ mà Đức Giê-su phải chịu tương ứng với những chước cám dỗ mà dân Thiên Chúa đã chịu. Ít-ra-en gặp cơn đói, đã kêu trách Thiên Chúa, và Thiên Chúa đã ban man-na (Xh. 16 và Ds 11), thì đây Đức Giê-su cũng đói và quỷ dữ đề nghị Người hãy biến những hòn đá thành bánh mà ăn. Câu trả lời của Đức Giê-su (Mt 4,4) dựa trên lời giải thích thần học về chước cám dỗ đầu tiên của Ít-ra-en : “Người [Thiên Chúa] thử thch anh (em) cho biết lịng dạ anh (em), xem anh (em) cĩ giữ cc mệnh lệnh của Người hay không. Người đ bắt anh (em) phải cng cực, phải đói, rồi đ cho anh (em) ăn man-na là của ăn anh (em) chưa từng biết và cha ông anh (em) cũng chưa từng biết, ng hầu lm cho anh (em) nhận biết rằng người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng cịn sống nhờ mọi lời miệng ĐỨC CHÚA phán ra” (Đnl 8,3).
Tại Ma-xa, dân Ít-ra-en khát nước lại kêu trách Thiên Chúa (Xh 17,1-7). Tương ứng với thử thách này là chước cám dỗ buộc Thiên Chúa phải làm phép lạ: “Nếu ơng l Con Thin Cha, thì gieo mình xuống đi! Vì đ cĩ lời chp rằng: Thin Cha sẽ truyền cho thin sứ lo cho bạn, v thin sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá." (Mt 4,6). Đức Giê-su đã dựa trên Đnl 6,16, đoạn văn ám chỉ sự việc xảy ra ở Ma-xa, để trả lời: “Ngươi chớ thách thức Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”.
Ít-ra-en đã trải qua chước cám dỗ nghiêm trọng nhất là từ bỏ Thiên Chúa để chạy theo tà thần (con bê vàng: Xh 32, hoặc các thần của xứ Ca-na-an: Xh 23,20; 34,11); tương ứng với chước cám dỗ này làlời gợi ý của quỷ dữ nói với Đức Giê-su : “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi” (Mt 4,9). Một lần nữa Đức Giê-su dựa trên lời dạy của sách Đệ nhị luật (Đnl 6,13) để trả lời: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi." (Mt 4,10).
Như vậy theo Mt và Lc Đức Giê-su đã sống lại kinh nghiệm của dân Do-thái khi chịu các chước cám dỗ; nhưng trong lúc dân Thiên Chúa ngày xưa đã sa ngã thì Đức Giê-su đã chiến thắng bằng những câu Lời Chúa rút ra từ Sách Đệ nhị luạt.
Trong bài trình thuật ngắn ngủi của mình, Mác-cô lại “đặt Đức Giê-su song đối với A-đam, và làm nổi bật việc phải chấp nhận đau đớn bi kịch của hoàn cảnh làm người”[1]. Đức Giê-su “ở trong hoang địa 40 ngày, chịu Sa-tan cám do, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người” (Mc 1,13) [2].
Khi so sánh các bài trình thuật chi tiết của Mt và Lc với câu nói đơn giản của Mc, các nhà chú giải đều cho rằng trong cơ bản thì chỉ có một chước cám dỗ thôi, và người ta có thể nghĩ tới điều ngày xưa đã dụ dỗ A-đam và ngày nay cũng đang lôi kéo bao người : đó là tin tưởng vào mình và quyền lực chính trị và kinh tế của trần gian này hơn là tin tưởng vào Thiên Chúa với “sự yếu đuối” của Người[3]. Ba chước cám dỗ trong Mt và Lc trình bày một cách chi tiết hơn ba hình thái của một chước cám dỗ duy nhất liên hệ đến sứ mạng cứu thế: Đức Giê-su đang thấy hiện diện trong thời đại của Người những mẫu gương hấp dẫn trong việc cứu thế giúp đời: những hình thức cứu thế dựa trên quyền lực chính trị, nhằm đưa lại cơm bánh vật chất cho dân chúng và có thể tránh cho Người hy sinh và đau khổ! Nhưng Đức Giê-su đã nói “không” với những gợi ý của thời đại Người. Người không đáp ứng những điều mà dân chúng đang chờ đợi (quyền lực, phồn vinh vật chất). Bằng một hành vi rất tự do, phát xuất từ đáy lòng, Người chọn con đường tuân phục Chúa Cha hơn là làm theo ý riêng. Người quyết tâm thực hiện dự định của Chúa Cha, mặc dầu con đường ấy xem ra khó khăn hơn và thành công xa vời hơn.
Tại Ghét-sê-ma-ni, vào cuối con đường, Đức Giê-su phải đối diện với hậu quả cuối cùng của hướng đi mà mình đã lựa chon. Các tác giả sách Tin Mừng nói Người lo âu (Mc 14,33), buồn bã (Mc 14,34) và sợ hãi (Mc 14,33), đến nỗi mồ hôi toát ra như những giọt máu (Lc 22,44). Câu hỏi lúc này đặt ra một cách quyết liệt : cứu lấy mạng sống mình hay chấp nhận mất đi, theo ý mình hay theo ý Thiên Chúa? Người nói : "Áp-ba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con…” Rồi tận đáy lịng, Đức Giê-su nói tiếp: “Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn." (Mc 14,36 v song song).
Sự tuân phục của Đức Giê-su nằm ở chỗ hiến toàn thân trong tình yêu cho Chúa Cha: tiếng kêu “Abba” gợi lên điều đó. Khi đã từ bỏ ý riêng mình, Đức Giê-su hoàn toàn tự do để yêu mến Cha và anh em loài người. Đó là sự tự do của người đã tìm lại được sự sống của mình sau khi đã đánh liều mất nó (Mc 8,35).
2.2. Sự tự do của Đức Giê-su trong các hoàn cảnh cụ thể
Đức Giê-su đã thể hiện sự chọn lựa cơ bản của mình như thế nào trong các hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống ? Trước hết chúng ta cần lưu ý tới phong cách sống của Người , sau đó tới các mối tương quan của Người với môi trường xã hội, chính trị, tôn giáo chung quanh.
a. Phong cách sống của Đức Giê-su
Một nét độc đáo trong phong cách sống biểu lộ sự chọn lựa cơ bản của Đức Giê-su, đó là lốisống nghèo khó của Người. Sự nghèo khó ấy không phải là sự bần cùng mà Người phải chịu đựng cách thụ động, nhưng là một lối sống tự nguyện để biểu lộ một sự tự do triệt để và một sự phó thác vô điều kiện trong tay Chúa Cha. Đó là lối sống nghèo khó theo tinh thần “những người nghèo của Gia-vê” (Tv 74,19; 149,4), bạn hữu và tôi tớ của Đức Chúa (Tv 86) luôn luôn tìm chốn ẩn náu nơi Người với lòng kính sợ và yêu mến (Tv 34,5-11). Người sinh ra trong cảnh nghèo hèn tại Bê-lem, làm nghề thợ mộc tại Nadarét, và trong thời gian đi giảng thì không có nơi gối đầu (Mt 8,20), sống như chim trời không tích trử của cải vào kho lậm (Mt 6,26), để rồi chết trần trụi, không có cả manh áo trên người. Cùng với lối sống nghèo khó bên ngoài, Người luôn tỏ ra “hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29) và tự đăt cho mình vai trò làm tôi tớ mọi người (Mt 20,28;Lc 22,27).
Một dấu hiệu đặc biệt của sự nghèo khó của Người là đời sống độc thân : Người đã chọn lối sống này không phải vì Người khinh dể tình yêu trong hôn nhân, nhưng vì Người muốn hiến toàn thân cho sứ mạng của Người. Người đã chọn sống độc thân để trở thành “tất cả cho tất cả mọi người”, để có thể phục vụ và yêu mến mọi người, cho đến cả các thù địch : vào giờ đen tối nhất và kinh hoàng nhất trên thập giá, Người đã xin Chúa Cha tha thứ cho các đao phủ của mình ( Lc 23,34).
Trước khi rao giảng các mối phúc của Nước Trời, chính Người đã kinh nghiệm bằng cuộc sống:
"Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó…
"Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói…
"Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc …”(Lc 6,20-21).
Sự nghèo khó của Đức Giê-su là hậu quả của sự chọn lựa cơ bản, đã làm cho Người trở thành con người hoàn toàn tự do để thi hành sứ mạng Chúa Cha giao phó, hoàn toàn sãn sàng để đến với mọi người. Chính sự nghèo khó ấy trở thành nguồn vui cho Người, vì Người luôn cảm nghiệm được sự săn sóc liên lỉ của Chúa Cha.
b. Đức Giê-su với môi trường xã hội và chính trị đương thời
Trước hết đối với gia tộc, Đức Giê-su tỏ ra rất tự do. Những người bà con đã tìm cách cản trở công việc rao giảng của Người. Họ cho rằng Người đã mất trí (Mc 3,21; 3,31-35; Mt 12,46-50). Đức Giê-su không chịu bị ràng buộc bởi những liên hệ gia đình : mẹ Người và anh em Người phải là những người nghe Lời Thiên Chúa. Người tiên tri không thể sống theo khuôn phép của gia tộc. Dân làng Nadarét biết vậy, nên từ bỏ Người (Mc 6,1-6; Lc 4,16-24; Mt 13,53-58). Vì thế Đức Giê-su đòi hỏi các môn đệ của Người phải hoàn toàn dứt bỏ gia đình để theo Người (Lc 14, 26-28).
Trên bình diện xã hội và chính trị đất Pa-lét-tin vào thời Đức Giê-su mang nhiều tương phản: bên cạnh lớp dân đen (gồm nông dân, thủ công, những người đánh cá, các con buôn), thì còn có một đàng là giai cấp thống trị gồm những người đại diện cho Do-thái giáo chính thức, thỏa hiệp với chính quyền La-ma, đàng kia là các nhóm làm cách mạng, các phong trào cải tổ tôn giáo, các thành phần thuộc Do-thái-giáo ngoại vi.
Tiêu biểu cho Do-thái-giáo chính thức là Thượng-hội-đồng tại Giê-ru-sa-lem. Mỗi địa phương có một hội-đồng đóng vai trò tòa án tại địa phương đó (Mt 10,17), nhưng Thượng-hội đồng tại Giê-ru-sa-lem có một tầm quan trọng đặc biệt, vì vị thượng-tế điều hành do quan tổng trấn La-mã chỉ định. Quyền hành của Thượng hội đồng không chỉ liên can đến các vấn đề tôn giáo, mà còn đến một số lãnh vực khác được quan tổng trấn giao phó. Thượng hội đồng gồm 71 thành viên (theo mẫu thời Xuất hành, x.Xh 24,1.9; Ds 11,16) gồm các tư-tế (các tư tế đã hết nhiệm kỳ và các thành viên của 4 gia đình trong đó người ta chọn các thượng tế) các kỳ-mục (đại diện cho giáo dân thuộc giới tượng lưu) và các kinh sư hay tiến sĩ luật (thường thuộc nhóm Pha-ri-sêu). Họ là những người chính thức nắm giữ Lề luật và tôn giáo. Đức Giê-su không ngần ngại đi lại với họ, nhưng phản đối kịch liệt vai trò giải thích Lề luật của họ. Người hành động như thế, là để bảo vệ lớp người nhỏ bé. Các ông thầy dạy Luật này đặt lên cổ họ một cái ách quá nặng nề không ai chịu nổi. Sự tự do của Đức Giê-su tỏ ra hiển nhiên, nhất là trong cuộc xung đột cuối cùng. Trong lúc các tư tế, kỳ mục và kinh sư tìm kiến chứng cớ để buộc tội Người (Mc 14, 53+ và song song), thì Người vẫn khẳng định mạnh mẽ yêu sách của Người là “Con Người sẽ ngự bên hữu Đấng Toàn năng và đến trên mây trời” (Mt 26,53+ và ss).
Thượng hội đồng tiêu biểu cho thể chế, còn hai nhóm Xa-đốc và Pha-ri-sêu là hai đảng của Do-thái- giáo chính thức. Nhóm Xa-đốc gồm các tư tế và các giáo dân thuộc giới thượng lưu. Họ chủ yếu quây quần chung quanh Giê-ru-sa-lem, chủ trương khuynh hướng bảo thủ về chính trị cũng như tôn giáo. Họ quan tâm bảo vệ đặc quyền giai cấp của họ, nên rất nghi ngại đối với những thay đổi, kể cả trong việc giải thích Lề luật (vd: họ không tin vào việc kẻ chết sẽ sống lại, vì cho rằng điều đó không có cơ sở trong Sách Luật, x. Mc 12,18+; Cv 23,8). Họ không ưa thích gì Đức Giê-su, và có lẽ họ là đối thủ chính của Người: vì Đức Giê-su thuộc giới bình dân, lại có những tham vọng phi lý và nguy hiểm; đàng khác Đức Giê-su chỉ chú tâm rao giảng Nước Trời, không so đo tính toán gì cả, trong lúc họ chỉ lo bảo vệ quyền lợi của địa vị họ.
Nhóm Pha-ri-sêu là những giáo dân thuộc giai cấp trung lưu. Họ phản đối việc giai cấp tư tế thượng lưu hòa hoãn với thế giới hy-lạp (vì thế tên “Pharisêu” có nghĩa là “biệt phái”). Mục đích của họ là khôi phục lại việc tuân giữ Lề luật một cách nghiêm ngặt. Nhưng mục đích nguyên thủy đáng khen ngợi ấy dần dần đưa tới một hình thức tôn giáo vụ hình thức và đầy lòng tự mãn. Vì thế, mặc dầu Đức Giê-su vẫn đi lại với họ, dùng bữa với họ (Lc 7,36;11,37+;14,1+), nhưng cũng không ngần ngại phê phán sự giả hình của họ (vd.: 5 cuộc đụng độ giữa Đức Giê-su và nhóm này: Lc 5,17-6,11; và những lời khiển trách nặng nề của Đức Giê-su: Lc 11,37-54 và Mt 23).
Bên cạnh hai nhóm thuộc Do-thái-giáo chính thức nói trên, thì có những nhóm cách mạng, chủ trương dùng bạo lực để cải tổ hàng tư tế, phụng tự, và nhất là đánh đuổi đế quốc La-mã và khôi phục vương quốc Ít-ra-en. Họ ao ước thiết lập Nước Thiên Chúa, chủ yếu vì có quá nhiều cảnh bất công trong xã hội và họ sẵn sàng dùng vũ khí để thay đổi hiện trạng. Một số môn đệ của Đức Giê-su phát xuất từ những phong trào cách mạng này, như : Simon với biệt danh là “Quá Khích” (Lc 6,15 ; Cv 1,13), Giuđa It-ca-ri-ốt (x. Mc 3,18-19 và ss ) và có lẽ cả Phê-rô nữa[4] . Nơi vị ngôn sứ miền Ga-li-lê, người ta bắt gặp được vài nét xem ra gần gũi với các nhóm này: lời rao giảng về Nước Trời sắp đến ; lời khẳng định lạ lùng : “Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được” (Mt 11,12 v ss); Người không ngần ngại phê phán Hê-rô-đê và những người cầm quyền; đám đông muốn tôn Người làm vua… Tuy nhiên, khi người ta xem xét kỹ lượng các sắc thái khác của cuộc đời và lời dạy của Đức Giê-su, thì sẽ thấy quan điểm của Người khác xa với các nhóm cách mạng kia: từ khước bạo lực (Mt 5,39+; 26,52+); yêu thương kẻ thù (Mt 5,43; Lc 6,27+); Người tuyên bố phúc cho những người xây dựng hòa bình ; trung thành với Lề luật; nhận Mát-thêu người thu thuế vào nhóm các môn đệ. Tất cả những điều đó gây thất vọng cho những ai theo đuổi chủ trương xây dựng một vương quốc trần thế. Một cách rất tự do, Đức Giê-su đặt mình trên một bình diện khác, không chấp nhận lẫn lộn Nước Trời với bất cứ một thứ vương quyền nào trên trần thế này.
Đức Giê-su không phải là người sống lẻ loi, khép mình trong lối sống khắc khổ xa quần chúng. Trái lại Người đi lại quen thân với lớp người bình dân nghèo khổ, những người mang tai tiếng là tội lỗi, những người thu thuế, những gái điếm. Những lớp người này bị khinh chê là vô học, không biết gì về Lề luật (x. Ga 9,34). Đức Giê-su tỏ ra tự do, bất chấp những định kiến và dư luận của xã hội. Người còn đi xa hơn và dám tuyên bố là những người thu thuế và đĩ điếm vào Nước Trời trước những người tuân giữ tỉ mỉ Lề luật kia. Người không ngại đi lại với những người Samari (Ga 4,20+) và còn chọn một người Samari làm gương mẫu cho một tình yêu đich thực (Lc 10,25-37; 17,16). Vì thế người Do-thái buộc tội Người : “Chúng tôi bảo ông là người Samari và là người bị quỷ ám thì chẳng đúng lắm sao?” (Ga 8,48).
Người cũng tỏ ra rất tự do trong việc chọn lựa các bạn hữu. Các tông đồ của Người phần lớn là những người đánh cá, thuộc tầng lớp xã hội thấp hèn, đàng khác lại là những người Ga-li-lê. Tất nhiên những người này cũng thuộc cộng đoàn tôn giáo Do-thái, nhưng họ ở xa Đền thờ và lại gần gũi với các dân ngoại, nên họ mang tiếng là lớp người ô uế. Nadarét cũng thuộc về Ga-li-lê, điều đó cũng đủ để hạ giá địa vị của Vị ngôn sứ này: “Từ Nadarét, làm sao có cái gì hay được ?” (Ga 1,46).
Các tác giả sách Tin Mừng còn nhắc tới các phụ nữ trong nhóm các bạn hữu của Người. Trong xã hội Do-thi, người phụ nữ lệ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông. Về bổn phận tôn giáo, người ta xem họ như những đứa nô lệ, vì cũng như đứa nô lệ người phụ nữ không định đoạt về thời giờ của mình. Vì thế người ta không dạy Lề luật cho họ. Họ không có cuộc sống công dân … Trong khung cảnh đó, thái đô của Đức Giê-su đối với phụ nữ thật là mới mẻ, và có thể nói là “cách mạng” (R.Laurentin). Người tiếp đón họ cũng như tiếp đón những người đàn ông, xem họ cũng có nhân phẩm ngang hàng với nam giới trước sự kiện Nước Trời sắp đến. Thái độ ấy đã làm các môn đệ của Người phải ngạc nhiên: vì thế Mt và Mc xem ra khá dè dặt về điểm này, và chỉ nói tới nhóm các phụ nữ theo Đức Giê-su tới đồi Ca-vê và vào ngày Người sống lại thôi. Luca và Gioan rất nhiều lần nhắc tới sự hiện diện của các phụ nữ trong cuộc đời của Đức Giê-su.
Luca không ngần nại nói là một nhóm phụ nữ đi theo Đức Giê-su cùng với Nhóm Mười Hai (Lc 8,1-3), và là người duy nhất kể lại sự kiện đặc biệt về người phụ nữ tội lỗi được tha thứ (Lc 7,36+). Có thể nói trong Tin Mừng của tác giả này các phụ nữ đóng một vai trò hàng đầu : từ Đức Ma-ri-a tới bà Elisabét (1-2), từ bà Anna (2,36) tới bà mẹ vợ ông Simon (4,38), từ bà góa ở Nain (7,11) tới người phụ nữ mắc bệnh băng huyết (8,43), từ hai chị em Mác-ta và Maria (10,38) tới người phụ nữ được chữa lành ngày sabat (13,10), từ bà góa đến quấy rầy ông quan tòa (18,1+) tới bà góa nghèo khó trong Đền thờ (21,1), từ các phụ nữ khóc thương Đức Giê-su trên đường lên núi Sọ (23,27) tới các phụ nữ trong ngày sống lại (24,1+).
Gioan nói tới việc các môn đệ ngạc nhiên trước thái độ của Đức Giê-su (Ga 4,7): tác giả kể lại việc Đức Ma-ri-a hiện diện tại Cana (2,1+).người phụ nữ Samari (4,7+), người phụ nữ ngoại tình (8,1+), các bà chị của Ladarô (11,30), cô Maria xức dầu thơm nơi chân Chúa (12,1+), các phụ nữ bên cạnh thập giá (19,25), Maria Mađalêna…Trước viễn cảnh Nước Trời sắp đến thì nam và nữ đều có cơ may như nhau.
Nói tóm lại chính việc Đức Giê-su hoàn toàn hiến thân mình cho Nước Trời, đã làm cho Người trơ thành con người tự do. Người thoát ra khỏi mọi áp lực của gia tộc, của xã hội, để đến với mọi lớp người và mạnh dạn rao giảng Tin Mừng về Tình yêu Thiên Chúa cho họ. Sự tự do của Đức Giê-su đã gây ấn tượng mạnh mẽ trên những người đương thời. Lời khen ngợi đẹp nhất về Đức Giê-su chắc chắn là lời sau đây của một tiến sĩ Luật: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy khơng cứ bề ngoài mà đánh giá người ta” (Mt 22,16).Cho dẫu lời ấy phát xuất từ một âm mưu gài bẫy cho Người, tuy nhiên người ta không thể khen ngợi Người một cách công khai như thế nếu không có một sự đồng tình trong dư luận của những người đương thời rằng Người là một con người rất tự do.
c. Đức Giê-su với truyền thống tôn giáo Do-thái
Vào thời Đức Giê-su hai trung tâm tôn giáo của dân Ít-ra-en là Đền thờ và Lề luật.
Đền thờ Giê-ru-sa-lem là biểu tượng và là trung tâm số một của đời sống tôn giáo tại Ít-ra-en . Vào những dịp đại lễ người ta đi hành hương lên Đền thờ, và hằng ngày vẫn có một nghi thức dâng của lễ (của lễ “tamid” = thường xuyên); ngoài ra còn vô số của lễ của các cá nhân. Những người Do-thái sùng đạo ngoại kiều vẫn ao ước được tới Nhà Chúa trên đồi Sion ít là một lần trong cuộc đời.
Đức Giê-su đã rất tôn kính Đền thờ: lúc còn bé hàng năm Người đã theo gia đình lên hành hương tại đó, và có lần Người đã ở lại đó 3 ngày để hỏi han các tiến sĩ (Lc 2,41+). Sau này Người vẫn thích giảng dạy trong Đền thờ (Lc 19,47). Người chỉ cho dân cách phải dâng của lễ trong đền thờ trong tâm tình hòa giải với anh em mình (Mt 5,23), và bảo người phong hủi được chữa lành phải dâng lễ tạ ơn trong đền thờ như Luật dạy (Mc 1,40-45 và ss). Nhưng cùng với sứ mạng của Đức Giê-su thì Đền thờ đã trở thành vô hiệu : “Tôi nói cho các ông hay: ở đây cịn lớn hơn Đền Thờ nữa” (Mt 12,6). Trong Tin Mừng theo Gioan Đức Giê-su tuyên bố là từ nay người ta sẽ thờ phượng Thiên Chúa “không phải trên núi này (Garidim) hay tại Giê-ru-sa-lem … nhưng trong thần khí và sự thật” (Ga 421-23). Biến cố quan trọng tiên báo thời điểm ấy là việc Người đuổi các con buôn ra khỏi Đền thờ (Mc 11,15-18). Người gợi ý cho những người Do-thái là Đền thờ cũ sẽ bị phá hủy và sẽ được thay thế bằng một Đền thờ mới, một câu nói mà các đối thủ của Người sẽ ghi nhớ để bắt tội Người (Mc 14,58; 15,29): “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại."… Đền Thờ Đức Giê-su muốn nói ở đây là chính thân thể Người. Vậy, khi Người từ ci chết trỗi dậy, cc mơn đệ nhớ lại Người đ nĩi điều đó, Họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giê-su đ nĩi (Ga 2,19.21-22).
Đối với Lề luật cũng vậy, Đức Giê-su biểu lộ một thái độ tự do hoàn toàn. Vào thời ấy bên cạnh Luật viết (Tora; Cựu Ước hiện thời của ta), còn có Luật truyền khẩu (Halaka), tức là lời giải thích của các kinh sư. Đức Giê-su rất tôn trọng Luật viết: đã có lần Người vào hội đường và đọc Tora; Người đã cầu nguyện với các Thánh vịnh; trong các bài giảng Người cũng đã nhắc tới các tiên tri, một cách minh nhiên hoặc mặc nhiên, ví dụ như Isaia (Lc 4, 17-19; Mc 4,12), Đanien (Mt 19,28), Giêrêmia (Mc 14,24). Tuy nhiên khi cần thiết, Người không ngần ngại hủy bỏ nhiều điều (vd vấn đề báo thù : Mt 5,38.43; ly dị: Mt 5,32; thề: Mt 5,33) khi chúng đi ngược lại với thể chế Nước Trời sắp tới. Như vậy Luật viết được chấp nhận, nhưng được bổ túc và hoàn thiện.
Còn Luật truyền khẩu do các kinh sư đặt ra, thì Người hoàn toàn phủ nhận nguồn gốc từ Thiên Chúa. Người trách những người Pharisêu và kinh sư đã tôn trọng truyền thống của tiền nhân một cách quá đáng đến nỗi đã bỏ qua điều răn của Thiên Chúa (Mc 7,13). Việc tuân giữ luật ngày Sabat đã tạo nên những cuộc đụng độ kịch liệt. Trong lúc nhóm kia chủ trương phải tuân giữ theo đúng mặt chữ, đúng nghi thức, thì Đức Giê-su lại đề cao tình yêu: tình yêu của Thiên Chúa đối với con người và tình yêu của con người đối với Thiên Chúa và tha nhân (Mt 7,12; 22,37-40; Mc 12,28-34). Người tuyên bố: “Ngày sabát được làm ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày sabát” (Mc 2,27), hoặc đặt vấn nạn để cho họ thấy lẽ phải: “"Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi?” (Mc3,4), hoặc "Ai trong các ông có một con chiên độc nhất bị sa hố ngày sa-bát, lại không nắm lấy nó và kéo lên sao? Mà người thì quý hơn chiên biết mấy! Vì thế, ngy sa-bt được phép làm điều lành.” Mt 12,11-12). Sở dĩ Đức Giê-su đã không sợ vi phạm Lề luật đến độ gây phẫn nộ nơi các đối thủ, là vì sự tự do của Người là một hình thái tình yêu đối với tha nhân :những người Pha-ri-sêu và kinh sư tôn trọng truyền thống của tiền nhân, nhưng lại bỏ qua bổn phận phụng dưỡng cha mẹ theo điều răn Chúa dạy (Mc 7,12). Các chương 5, 6 và 7 trong Mt cho thấy Đức Giê-su không dựa trên một truyền thống nào cả: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng […], còn Thầy, Thầy bảo anh em …” (Mt 5,438-39).
Qua những trường hợp nêu trên, ta thấy Đức Giê-su là con người hoàn toàn tự do: sự tự do ấy phát xuất từ việc Người hiến toàn thân cho Chúa Cha và cho sứ mạng cứu thế mà Chúa cha giao phó cho Người. Vì thế Người đánh giá mọi sự từ quan điểm của Thiên Chúa, và cũng chính vì thế Người tương đối hóa những gì không phải là Thiên Chúa.
Người kitô-hữu bước theo Chúa Kitô là bước đi trên con đường tự do. Theo gương Người, người kitô-hữu cũng phải sống trong sự tuân phục tuyệt đối đối với Lời Chúa, hiến toàn thân mình cho Chúa và cho Vương quốc của Người. Người kitô-hữu càng gắn bó với Thiên Chúa, thì càng thoát ra khỏi những ràng buộc của trần gian. Người kitô-hữu lúc ấy sống trong “sự tự do của con cái Thiên Chúa”, luôn luôn sẵn sàng phục vụ kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa, vì lợi ích của anh em đồng loại./.
1. Sự tự do và tính bất khả vi phạm
Đức Giê-su , với tư cách là Con Thiên Chúa, hằng sống hiệp thông với Thiên Chúa, là Đấng Thánh như Giáo-hội vẫn tuyên xưng trong Kinh Vinh Danh : “Chỉ có Chúa là Đấng Thánh” ! Điều đó có nghĩa Người là Đấng vô tội.
Tính vô tội nơi Đức Giê-su không chỉ có nghĩa là không có tội mà còn hàm ý không thể phạm tội. Tội là một hành vi phản lại với Thiên Chúa. Như vậy nếu Đức Giê-su phạm tội, Người phản lại với chính mình. Nếu chúng ta hiểu đúng tương quan hiệp nhất giữa Đức Giê-su với Chúa Cha, thì chân lý này trở thành hiển nhiên : “Cuộc sống hiệp nhất trong tương quan giữa Đức Giê-su với Thiên Chúa, sự hiến thân cho Thiên Chúa toàn vẹn đến mức sự tự do của riêng mình trùng hợp với sứ mạng thần linh và với ý muốn của Chúa Cha đối với mình, đã bao hàm sự miễn nhiễm đối với mọi tội lỗi rồi. Khẳng định Đức Giê-su vô tội là diễn tả cách tiêu cực cũng một chân lý mà chúng ta nói theo phương cách tích cực: Người là Con Thiên Chúa và hoàn toàn sống cho Thiên Chúa. Nếu tội chủ yếu là sống đối lập với Thiên Chúa, khép kín lòng mình lại đối với Thiên Chúa, thì sự hiệp nhất giữa Đức Giê-su với Thiên Chúa trong cộng đoàn ngôi vị với Chúa Cha, trong tư cách ngôi vị Con Thiên Chúa, thì điều đó ngụ ý trực tiếp là sống xa cách đối với mọi tội lỗi” (W.Pannenberg, Esqquisse d’une christologie, coll.Cogitatio fidei. Paris, Cerf 1971, p. 456)
Từ đó nảy sinh câu hỏi: làm sao dung hoà được sự tự do với tính bất khả vi phạm nơi Đức Giê-su ? Vấn đề thường được đặt ra như sau : hoặc là Đức Giê-su có tự do, nên Người có thể không tuân phục mệnh lệnh Chúa Cha, tức là không chấp nhận chịu khổ nạn và chịu chết, và trong trường hợp đó, Người có thể phạm tội : như vậy Người không phải là Đấng bất khả vi phạm; hoặc là mệnh lệnh Chúa Cha tước đoạt hết quyền tự do của Đức Giê-su ! Trước vấn đề lưỡng nan này, nhiều người đã giảm nhẹ hoặc loại bỏ lệnh truyền của Chúa Cha để đề cao sự tự do của Đức Giê-su.
Thực ra cái khó không nằm ở chỗ dung hoà lệnh truyền Chúa Cha và sự tự do của Đức Giê-su. Lệnh truyền bao hàm một sự bắt buộc về mặt tâm linh, nhưng không phá hủy sự tự do. Trái lại lệnh truyền giả thiết người vâng lời có tự do. Cho nên chúng ta không cần làm giảm nhẹ lệnh truyền của Chúa Cha. Đức Giê-su thực sự đã vâng lời và đã làm thế một cách rất tự do. Lệnh truyền và sự tự do tương ứng với nhau.
Vấn đề chính yếu nằm ở nơi tính bất khả vi phạm của Đức Giê-su. Tính chất này xem ra làm mất sự tự do của Đức Giê-su, theo hai góc nhìn : thứ nhất điều đó xem ra ngụ ý Đức Giê-su đã bị tiền định phải hành động theo một chiều hướng đã được vạch sẵn; thứ hai nó loại bỏ nơi Người khả năng chọn lựa giữa thiện và ác, giữa điều lành và điều tội.
Thực ra tính bất khả vi phạm không bao hàm một sự tiền định nào cả. Nó chỉ loại bỏ khả năng phạm tội. Đàng khác cho dẫu điều đó loại bỏ khả năng chọn lựa giữa điều lành và điều tội, thì sự tự do đích thực vẫn còn.
Người ta thường quan niệm tự do là khả năng chọn lựa giữa điều lành và điều dữ. Thực ra đó là một quan niệm phát xuất từ hoàn cảnh yếu đuối của chúng ta, những con người bị giằng co giữa điều lành và điều dữ, điều tốt và điều xấu.
Nơi Thiên Chúa, sự tự do phải được định nghĩa là khả năng hành động tuyệt đối tự ý mình : Thiên Chúa tự ý quyết định mà không bị chi phối bởi những thúc bách từ bên ngoài hay từ bên trong. Bản chất của Thiên Chúa là tốt lành, nên Người không thể muốn sự dữ và hành động theo chiều hướng của điều tội lỗi. Tuy nhiên Người vẫn hoàn toàn tự do và tự do hơn bất cứ người nào. Trong cuộc tranh luận với những người theo Pêlagiô (ông này chỉ chấp nhận có tự do, chỉ khi nào người ta có khả năng chọn lựa giữa điều tốt và điều xấu) thánh Augustinô đã nói : “Nếu không ai sẽ tự do cả, khi không có khả năng muốn hai điều, tức điều tốt và điều xấu, thì Thiên Chúa cũng không tự do, vì Người không thể muốn điều xấu. Các bạn tôn vinh Thiên Chúa như thế sao, bằng cách chối bỏ sự tự do của Người ?”.
Đức Giê-su hoàn toàn tự do. Người tự ý chọn lựa tuân phục Chúa Cha. Người không thể chọn lựa con đường bất tuân. Sự tự do của Người nằm ở chỗ Người tự ý quyết định. Người không thể muốn điều xấu, do tự bản chất tốt lành của Người. Tính bất khả vi phạm này không phải là một sự kém sút, khuyết tật gì hay là một ngăn trở cho sự tự do. Trái lại đó là điều hoàn hảo làm cho sự tự do của Đức Giê-su biểu lộ ra một cách nguyên vẹn hơn.
Để hiểu rõ sự tự do của Đức Giê-su chúng ta đừng quên Người là Con của Chúa Cha, và Người chỉ là Con trong sự hiến thân trọn vẹn cho Thánh Ý của Cha. Sự hiệp nhất trong ý muốn với Chúa Cha, đó là chứng cớ Người là Con “luôn luôn hương về Cha”, luôn luôn nên một với Cha, như Người đã nói: “Cha Ta và Ta, chúng ta là một!” Vì đã hiến thân trọn vẹn cho Chúa Cha và sứ mạng Người giao phó, nên nơi ý muốn của Đức Giê-su không còn chỗ cho một khả thể nào khác. Với tư cách là Con, Đức Giê-su không bao giờ muốn tạo cho mình một thế đứng độc lập đối với Cha, như Thánh Phao-lô đã khẳng định: “Đức Gi-su Ki-tơ vốn dĩ l Thin Cha m khơng nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa …”, nhưng Người đã chọn “vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết” (Pl 2, 6-8). Sự tự do của Đức Giê-su không nằm ở chỗ đứng độc lập với Thiên Chúa, nhưng trong sự hiệp nhất với Thiên Chúa.
2. Đức Giê-su, một con người tự do thật sự
Qua chứng tá của các sách Tin Mừng, Đức Giê-su tỏ ra là con người luôn luôn làm chủ mọi tư tưởng và hành động của mình, nhất là trong giờ khổ nạn. Người đã tuyên bố : “Không ai cất mạng sống Ta được; nhưng chính Ta tự mình thí mạng sống Ta” (Ga 10,18). Người nói thêm là ý muốn của Chúa Cha không làm cho Người mất tự do, trái lại làm cho sự tự do ấy biểu lộ rõ ràng hơn : “Ta có quyền thí mạng sống Ta, và cũng có quyền lấy lại; đó là lệnh truyền Ta đã lĩnh nơi Cha Ta”. Chính vì Đức Giê-su có tự do, nên Người đã lập được công nghiệp chan chứa, để đền tội cho loài người.
Sau đây chúng ta cần tìm hiểu thêm để xem Đức Giê-su đã thể hiện sự tự do của mình cách cụ thể như thế nào trong cuộc sống thường nhật. Các nhà tâm lý học ngày nay thường phân biệt nhiều mức độ tự do. Trước hết có sự tự do được thể hiện nơi đáy lòng con người (Kinh Thánh nói tới “cái tâm” của con người) : nó định hướng một cách cơ bản cho mọi quyết định khác về sau. Sự tự do ở mức độ thâm sâu này được thể hiện nơi một sự chọn lựa căn cơ cho cả cuộc đời. Sự chọn lựa cơ bản này sẽ được thực hiện bằng những quyết định nhỏ bé khác trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh của cuộc đời: đây là mức độ của sự tự do trong hoàn cảnh.
Dưới ánh sáng của khoa tâm lý học đó, người ta có thể đặt câu hỏi: Đức Giê-su có chọn lựa cho mình một hướng đi cơ bản không? Nếu có, thì đó là chọn lựa nào? Sự chọn lựa cơ bản ấy được thể hiện như thế nào qua những tương quan cụ thể trong cuộc sống?
2.1. Sự chọn lựa cơ bản
Hai biến cố xảy ra vào vào đầu và cuối cuộc đời của Đức Giê-su cho thấy một cách rõ ràng sự chọn lựa quyết liệt của Người, một sự chọn lựa định hướng cho cuộc đời và sứ mạng của Người: đó là “mầu nhiệm” Đức Giê-su chịu cám dỗ trong sa mạc và giờ cầu nguyện trong vườn Ghết-sê-ma-ni. Hai loạt bài trình thuật này hàm chứa một nòng cốt lịch sử, vì người ta khó nghĩ rằng cộng đoàn tiên khởi đã sáng tác những hoạt cảnh đi ngược với niềm tin của họ vào địa vị Đức Chúa của Đấng đã phục sinh.
a. Ý nghĩa sự kiện
Trước khi đi vào nội dung các chước cám dỗ, chúng ta cần có vài suy nghĩ về sự kiện Con Thiên Chúa bị cám dỗ. Nhiều chứng từ của Tân Ước xác nhận sự thật về các chước cám dỗ. Ngoài ba bài trình thuật về các chước cám dỗ trong sa mạc (Mc 1,12-13; Mt 4,1-11; Lc 4,1-3), ta còn nghe chính Đức Giê-su nói tới “các thử thách gian nan” của mình (Lc 22,28: từ hy-lạppeirasmos có nghĩa là cám dỗ, thử thách). Tác giả thư Do-thái còn viết: “Vì bản thân Người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách “ (Dt 2,18). Từ những “cơn thử thách” đó, Người đã học được “thế nào là vâng phục” : “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính.8 Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (Dt 5,7). Theo gợi ý của Luca (Lc 4,13: “Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ, quỷ dữ lìa bỏ Người, chờ đợi thời cơ”) và của thư Do-thái (“Khi còn sống kiếp phàm nhân…”), thì Đức Giê-su chịu cám dỗ nhiều lần trong cuộc đời, đặc biệt là trong vườn Ghết-sê-ma-ni và trên cây thập giá.
Nhiều tác giả tu đức, vì muốn đề cao sự thánh thiện của Đức Giê-su, nên đã giảm nhẹ ý nghĩa các chước cám dỗ. Họ giải thích là Chúa đã cho phép xảy ra các chước cám dỗ như vậy, chỉ vì mục đích sư phạm, nghĩa là để làm gương cho chúng ta trong việc chống trả lại với các chước cám dỗ. Chắc chắn chúng ta không thể loại bỏ giá trị giáo dục của sự kiện Đức Giê-su đã bị cám dỗ. Nhưng sự kiện ấy chỉ mang giá trị “làm gương”, khi các chước cám dỗ xảy ra đích thực. Đức Giê-su không “đóng kịch”, nhưng đích thực đã sống thân phận một con người như chúng ta.
Sự vô tội và thánh thiện không có nghĩa là Đức Giê-su được miễn khỏi chịu các chước cám dỗ. Vì Người giống những người khác trong mọi sự, ngoại trừ tội lỗi, nên Người cũng đã phải chịu thử thách và chịu cám dỗ như chúng ta.
Chắc chắn chúng ta phải khẳng định là Đức Giê-su không có tình dục như chúng ta. “Tình dục” (concupiscence) ở đây không chỉ là “sự ham muốn thú nhục dục” (nghĩa hẹp ta thường dùng), nhưng được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là một khuyh hướng thúc đẩy con người hành động theo bản năng ích kỷ “tự nhiên”. Nó phát xuất từ tình trạng mất cân bằng trong bản tính loài người, do tội nguyên tổ gây ra. Tình dục không phải là tội theo nghĩa chính xác, nhưng là hậu quả của tội. Theo Công đồng Trentô “tình dục do tội mà ra và lôi cuốn người ta đến sự tội” (DS. 1515). Đức Giê-su là Đấng vô tội, nên không bao giờ cảm nghiệm sự rối loạn nội tâm ấy và cũng không bao giờ cảm thấy một sự vui thỏa thầm kín nào về điều xấu xuất hiện trước mặt.
Vậy nếu Đức Giê-su không có tình dục nơi bản thân, chúng ta có thể nói là các chước cám dỗ của Người chỉ hoàn toàn nằm bên ngoài? Nhiều người nghĩ như thế cũng là để bảo vệ sự thánh thiện và vô tội vẹn toàn của Đức Giê-su. Theo họ thì các chước cám dỗ chỉ tấn công Người ở bên ngoài thôi. (x. Michel, art. Jesus Christ, D.T.C. 8, 1294-1295).
Nhưng thế nào là một chưóc cám dỗ chỉ hoàn toàn nằm bên ngoài? Một chước cám dỗ đích thực lại không len lỏi vào trong ý thức để quyến rũ người ta đó sao ?
Dấu hiệu cho thấy các chước cám dỗ không hoàn toàn nằm bên ngoài, là chúng gây nên những cuộc xung đột sâu xa trong tâm hồn Đức Giê-su. Cơn buồn sầu và sợ hãi trong vườn Ghetsemani mà Mác-cô nói tới (14,33) như muốn lôi cuốn Đức Giê-su tránh xa cuộc khổ nạn và làm cho Người phải chấp nhận một cách đau đớn. Vào giờ hấp hối, Đức Giê-su phải thắng vượt phản ứng sợ hãi tự nhiên trước sự đau khổ. Cuộc xung đột trong linh hồn Người giữa ý chí và một chiều hướng thấp kém hơn, cho dẫu mạnh mẽ và da diết, tự nó không phải là dấu hiệu của một sự rối loạn luân lý, bởi vì nó xảy ra đúng vào lúc mà Người lập công nghiệp để cứu chuộc loài người. Nếu chúng ta ý thức rằng cuộc chiến chống sự dữ đang xảy ra trong lương tâm sâu thẳm của mỗi người, thì chúng ta sẽ hiểu một cách dễ dàng là Đấng Cứu Thế của loài người đã muốn liên đới chặt chẽ với mọi người trong cuộc chiến ấy, và Người đã phải vận dụng mọi tiềm năng tâm lý và luân lý của Người để đánh bại quyền lực dụ dỗ của sự tội (xem thêm: J. Jeremias, Théologie du N.T, I, p.91-97).
b. Nội dung các chước cám dỗ
Khi trình bày việc Đức Giê-su chịu cám dỗ, hai tác giả Mát-thêu và Lu-ca muốn cho chúng ta thấy rằng Đức Giê-su đã trải qua một kinh nghiệm như dân Ít-ra-en ngày xưa, còn Mác-cô lại đặt Đức Giê-su trong tương quan với A-đam, ông tổ của loài người .
Trước hết chúng ta hãy xem cách trình bày của Mt và của Lc : khung cảnh sa mạc, thời gian 40 ngày gợi lại 40 năm dân Ít-ra-en hành trình trong sa mạc trước khi về Đất hứa; ba chước cám dỗ mà Đức Giê-su phải chịu tương ứng với những chước cám dỗ mà dân Thiên Chúa đã chịu. Ít-ra-en gặp cơn đói, đã kêu trách Thiên Chúa, và Thiên Chúa đã ban man-na (Xh. 16 và Ds 11), thì đây Đức Giê-su cũng đói và quỷ dữ đề nghị Người hãy biến những hòn đá thành bánh mà ăn. Câu trả lời của Đức Giê-su (Mt 4,4) dựa trên lời giải thích thần học về chước cám dỗ đầu tiên của Ít-ra-en : “Người [Thiên Chúa] thử thch anh (em) cho biết lịng dạ anh (em), xem anh (em) cĩ giữ cc mệnh lệnh của Người hay không. Người đ bắt anh (em) phải cng cực, phải đói, rồi đ cho anh (em) ăn man-na là của ăn anh (em) chưa từng biết và cha ông anh (em) cũng chưa từng biết, ng hầu lm cho anh (em) nhận biết rằng người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng cịn sống nhờ mọi lời miệng ĐỨC CHÚA phán ra” (Đnl 8,3).
Tại Ma-xa, dân Ít-ra-en khát nước lại kêu trách Thiên Chúa (Xh 17,1-7). Tương ứng với thử thách này là chước cám dỗ buộc Thiên Chúa phải làm phép lạ: “Nếu ơng l Con Thin Cha, thì gieo mình xuống đi! Vì đ cĩ lời chp rằng: Thin Cha sẽ truyền cho thin sứ lo cho bạn, v thin sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá." (Mt 4,6). Đức Giê-su đã dựa trên Đnl 6,16, đoạn văn ám chỉ sự việc xảy ra ở Ma-xa, để trả lời: “Ngươi chớ thách thức Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”.
Ít-ra-en đã trải qua chước cám dỗ nghiêm trọng nhất là từ bỏ Thiên Chúa để chạy theo tà thần (con bê vàng: Xh 32, hoặc các thần của xứ Ca-na-an: Xh 23,20; 34,11); tương ứng với chước cám dỗ này làlời gợi ý của quỷ dữ nói với Đức Giê-su : “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi” (Mt 4,9). Một lần nữa Đức Giê-su dựa trên lời dạy của sách Đệ nhị luật (Đnl 6,13) để trả lời: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi." (Mt 4,10).
Như vậy theo Mt và Lc Đức Giê-su đã sống lại kinh nghiệm của dân Do-thái khi chịu các chước cám dỗ; nhưng trong lúc dân Thiên Chúa ngày xưa đã sa ngã thì Đức Giê-su đã chiến thắng bằng những câu Lời Chúa rút ra từ Sách Đệ nhị luạt.
Trong bài trình thuật ngắn ngủi của mình, Mác-cô lại “đặt Đức Giê-su song đối với A-đam, và làm nổi bật việc phải chấp nhận đau đớn bi kịch của hoàn cảnh làm người”[1]. Đức Giê-su “ở trong hoang địa 40 ngày, chịu Sa-tan cám do, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người” (Mc 1,13) [2].
Khi so sánh các bài trình thuật chi tiết của Mt và Lc với câu nói đơn giản của Mc, các nhà chú giải đều cho rằng trong cơ bản thì chỉ có một chước cám dỗ thôi, và người ta có thể nghĩ tới điều ngày xưa đã dụ dỗ A-đam và ngày nay cũng đang lôi kéo bao người : đó là tin tưởng vào mình và quyền lực chính trị và kinh tế của trần gian này hơn là tin tưởng vào Thiên Chúa với “sự yếu đuối” của Người[3]. Ba chước cám dỗ trong Mt và Lc trình bày một cách chi tiết hơn ba hình thái của một chước cám dỗ duy nhất liên hệ đến sứ mạng cứu thế: Đức Giê-su đang thấy hiện diện trong thời đại của Người những mẫu gương hấp dẫn trong việc cứu thế giúp đời: những hình thức cứu thế dựa trên quyền lực chính trị, nhằm đưa lại cơm bánh vật chất cho dân chúng và có thể tránh cho Người hy sinh và đau khổ! Nhưng Đức Giê-su đã nói “không” với những gợi ý của thời đại Người. Người không đáp ứng những điều mà dân chúng đang chờ đợi (quyền lực, phồn vinh vật chất). Bằng một hành vi rất tự do, phát xuất từ đáy lòng, Người chọn con đường tuân phục Chúa Cha hơn là làm theo ý riêng. Người quyết tâm thực hiện dự định của Chúa Cha, mặc dầu con đường ấy xem ra khó khăn hơn và thành công xa vời hơn.
Tại Ghét-sê-ma-ni, vào cuối con đường, Đức Giê-su phải đối diện với hậu quả cuối cùng của hướng đi mà mình đã lựa chon. Các tác giả sách Tin Mừng nói Người lo âu (Mc 14,33), buồn bã (Mc 14,34) và sợ hãi (Mc 14,33), đến nỗi mồ hôi toát ra như những giọt máu (Lc 22,44). Câu hỏi lúc này đặt ra một cách quyết liệt : cứu lấy mạng sống mình hay chấp nhận mất đi, theo ý mình hay theo ý Thiên Chúa? Người nói : "Áp-ba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con…” Rồi tận đáy lịng, Đức Giê-su nói tiếp: “Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn." (Mc 14,36 v song song).
Sự tuân phục của Đức Giê-su nằm ở chỗ hiến toàn thân trong tình yêu cho Chúa Cha: tiếng kêu “Abba” gợi lên điều đó. Khi đã từ bỏ ý riêng mình, Đức Giê-su hoàn toàn tự do để yêu mến Cha và anh em loài người. Đó là sự tự do của người đã tìm lại được sự sống của mình sau khi đã đánh liều mất nó (Mc 8,35).
2.2. Sự tự do của Đức Giê-su trong các hoàn cảnh cụ thể
Đức Giê-su đã thể hiện sự chọn lựa cơ bản của mình như thế nào trong các hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống ? Trước hết chúng ta cần lưu ý tới phong cách sống của Người , sau đó tới các mối tương quan của Người với môi trường xã hội, chính trị, tôn giáo chung quanh.
a. Phong cách sống của Đức Giê-su
Một nét độc đáo trong phong cách sống biểu lộ sự chọn lựa cơ bản của Đức Giê-su, đó là lốisống nghèo khó của Người. Sự nghèo khó ấy không phải là sự bần cùng mà Người phải chịu đựng cách thụ động, nhưng là một lối sống tự nguyện để biểu lộ một sự tự do triệt để và một sự phó thác vô điều kiện trong tay Chúa Cha. Đó là lối sống nghèo khó theo tinh thần “những người nghèo của Gia-vê” (Tv 74,19; 149,4), bạn hữu và tôi tớ của Đức Chúa (Tv 86) luôn luôn tìm chốn ẩn náu nơi Người với lòng kính sợ và yêu mến (Tv 34,5-11). Người sinh ra trong cảnh nghèo hèn tại Bê-lem, làm nghề thợ mộc tại Nadarét, và trong thời gian đi giảng thì không có nơi gối đầu (Mt 8,20), sống như chim trời không tích trử của cải vào kho lậm (Mt 6,26), để rồi chết trần trụi, không có cả manh áo trên người. Cùng với lối sống nghèo khó bên ngoài, Người luôn tỏ ra “hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29) và tự đăt cho mình vai trò làm tôi tớ mọi người (Mt 20,28;Lc 22,27).
Một dấu hiệu đặc biệt của sự nghèo khó của Người là đời sống độc thân : Người đã chọn lối sống này không phải vì Người khinh dể tình yêu trong hôn nhân, nhưng vì Người muốn hiến toàn thân cho sứ mạng của Người. Người đã chọn sống độc thân để trở thành “tất cả cho tất cả mọi người”, để có thể phục vụ và yêu mến mọi người, cho đến cả các thù địch : vào giờ đen tối nhất và kinh hoàng nhất trên thập giá, Người đã xin Chúa Cha tha thứ cho các đao phủ của mình ( Lc 23,34).
Trước khi rao giảng các mối phúc của Nước Trời, chính Người đã kinh nghiệm bằng cuộc sống:
"Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó…
"Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói…
"Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc …”(Lc 6,20-21).
Sự nghèo khó của Đức Giê-su là hậu quả của sự chọn lựa cơ bản, đã làm cho Người trở thành con người hoàn toàn tự do để thi hành sứ mạng Chúa Cha giao phó, hoàn toàn sãn sàng để đến với mọi người. Chính sự nghèo khó ấy trở thành nguồn vui cho Người, vì Người luôn cảm nghiệm được sự săn sóc liên lỉ của Chúa Cha.
b. Đức Giê-su với môi trường xã hội và chính trị đương thời
Trước hết đối với gia tộc, Đức Giê-su tỏ ra rất tự do. Những người bà con đã tìm cách cản trở công việc rao giảng của Người. Họ cho rằng Người đã mất trí (Mc 3,21; 3,31-35; Mt 12,46-50). Đức Giê-su không chịu bị ràng buộc bởi những liên hệ gia đình : mẹ Người và anh em Người phải là những người nghe Lời Thiên Chúa. Người tiên tri không thể sống theo khuôn phép của gia tộc. Dân làng Nadarét biết vậy, nên từ bỏ Người (Mc 6,1-6; Lc 4,16-24; Mt 13,53-58). Vì thế Đức Giê-su đòi hỏi các môn đệ của Người phải hoàn toàn dứt bỏ gia đình để theo Người (Lc 14, 26-28).
Trên bình diện xã hội và chính trị đất Pa-lét-tin vào thời Đức Giê-su mang nhiều tương phản: bên cạnh lớp dân đen (gồm nông dân, thủ công, những người đánh cá, các con buôn), thì còn có một đàng là giai cấp thống trị gồm những người đại diện cho Do-thái giáo chính thức, thỏa hiệp với chính quyền La-ma, đàng kia là các nhóm làm cách mạng, các phong trào cải tổ tôn giáo, các thành phần thuộc Do-thái-giáo ngoại vi.
Tiêu biểu cho Do-thái-giáo chính thức là Thượng-hội-đồng tại Giê-ru-sa-lem. Mỗi địa phương có một hội-đồng đóng vai trò tòa án tại địa phương đó (Mt 10,17), nhưng Thượng-hội đồng tại Giê-ru-sa-lem có một tầm quan trọng đặc biệt, vì vị thượng-tế điều hành do quan tổng trấn La-mã chỉ định. Quyền hành của Thượng hội đồng không chỉ liên can đến các vấn đề tôn giáo, mà còn đến một số lãnh vực khác được quan tổng trấn giao phó. Thượng hội đồng gồm 71 thành viên (theo mẫu thời Xuất hành, x.Xh 24,1.9; Ds 11,16) gồm các tư-tế (các tư tế đã hết nhiệm kỳ và các thành viên của 4 gia đình trong đó người ta chọn các thượng tế) các kỳ-mục (đại diện cho giáo dân thuộc giới tượng lưu) và các kinh sư hay tiến sĩ luật (thường thuộc nhóm Pha-ri-sêu). Họ là những người chính thức nắm giữ Lề luật và tôn giáo. Đức Giê-su không ngần ngại đi lại với họ, nhưng phản đối kịch liệt vai trò giải thích Lề luật của họ. Người hành động như thế, là để bảo vệ lớp người nhỏ bé. Các ông thầy dạy Luật này đặt lên cổ họ một cái ách quá nặng nề không ai chịu nổi. Sự tự do của Đức Giê-su tỏ ra hiển nhiên, nhất là trong cuộc xung đột cuối cùng. Trong lúc các tư tế, kỳ mục và kinh sư tìm kiến chứng cớ để buộc tội Người (Mc 14, 53+ và song song), thì Người vẫn khẳng định mạnh mẽ yêu sách của Người là “Con Người sẽ ngự bên hữu Đấng Toàn năng và đến trên mây trời” (Mt 26,53+ và ss).
Thượng hội đồng tiêu biểu cho thể chế, còn hai nhóm Xa-đốc và Pha-ri-sêu là hai đảng của Do-thái- giáo chính thức. Nhóm Xa-đốc gồm các tư tế và các giáo dân thuộc giới thượng lưu. Họ chủ yếu quây quần chung quanh Giê-ru-sa-lem, chủ trương khuynh hướng bảo thủ về chính trị cũng như tôn giáo. Họ quan tâm bảo vệ đặc quyền giai cấp của họ, nên rất nghi ngại đối với những thay đổi, kể cả trong việc giải thích Lề luật (vd: họ không tin vào việc kẻ chết sẽ sống lại, vì cho rằng điều đó không có cơ sở trong Sách Luật, x. Mc 12,18+; Cv 23,8). Họ không ưa thích gì Đức Giê-su, và có lẽ họ là đối thủ chính của Người: vì Đức Giê-su thuộc giới bình dân, lại có những tham vọng phi lý và nguy hiểm; đàng khác Đức Giê-su chỉ chú tâm rao giảng Nước Trời, không so đo tính toán gì cả, trong lúc họ chỉ lo bảo vệ quyền lợi của địa vị họ.
Nhóm Pha-ri-sêu là những giáo dân thuộc giai cấp trung lưu. Họ phản đối việc giai cấp tư tế thượng lưu hòa hoãn với thế giới hy-lạp (vì thế tên “Pharisêu” có nghĩa là “biệt phái”). Mục đích của họ là khôi phục lại việc tuân giữ Lề luật một cách nghiêm ngặt. Nhưng mục đích nguyên thủy đáng khen ngợi ấy dần dần đưa tới một hình thức tôn giáo vụ hình thức và đầy lòng tự mãn. Vì thế, mặc dầu Đức Giê-su vẫn đi lại với họ, dùng bữa với họ (Lc 7,36;11,37+;14,1+), nhưng cũng không ngần ngại phê phán sự giả hình của họ (vd.: 5 cuộc đụng độ giữa Đức Giê-su và nhóm này: Lc 5,17-6,11; và những lời khiển trách nặng nề của Đức Giê-su: Lc 11,37-54 và Mt 23).
Bên cạnh hai nhóm thuộc Do-thái-giáo chính thức nói trên, thì có những nhóm cách mạng, chủ trương dùng bạo lực để cải tổ hàng tư tế, phụng tự, và nhất là đánh đuổi đế quốc La-mã và khôi phục vương quốc Ít-ra-en. Họ ao ước thiết lập Nước Thiên Chúa, chủ yếu vì có quá nhiều cảnh bất công trong xã hội và họ sẵn sàng dùng vũ khí để thay đổi hiện trạng. Một số môn đệ của Đức Giê-su phát xuất từ những phong trào cách mạng này, như : Simon với biệt danh là “Quá Khích” (Lc 6,15 ; Cv 1,13), Giuđa It-ca-ri-ốt (x. Mc 3,18-19 và ss ) và có lẽ cả Phê-rô nữa[4] . Nơi vị ngôn sứ miền Ga-li-lê, người ta bắt gặp được vài nét xem ra gần gũi với các nhóm này: lời rao giảng về Nước Trời sắp đến ; lời khẳng định lạ lùng : “Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được” (Mt 11,12 v ss); Người không ngần ngại phê phán Hê-rô-đê và những người cầm quyền; đám đông muốn tôn Người làm vua… Tuy nhiên, khi người ta xem xét kỹ lượng các sắc thái khác của cuộc đời và lời dạy của Đức Giê-su, thì sẽ thấy quan điểm của Người khác xa với các nhóm cách mạng kia: từ khước bạo lực (Mt 5,39+; 26,52+); yêu thương kẻ thù (Mt 5,43; Lc 6,27+); Người tuyên bố phúc cho những người xây dựng hòa bình ; trung thành với Lề luật; nhận Mát-thêu người thu thuế vào nhóm các môn đệ. Tất cả những điều đó gây thất vọng cho những ai theo đuổi chủ trương xây dựng một vương quốc trần thế. Một cách rất tự do, Đức Giê-su đặt mình trên một bình diện khác, không chấp nhận lẫn lộn Nước Trời với bất cứ một thứ vương quyền nào trên trần thế này.
Đức Giê-su không phải là người sống lẻ loi, khép mình trong lối sống khắc khổ xa quần chúng. Trái lại Người đi lại quen thân với lớp người bình dân nghèo khổ, những người mang tai tiếng là tội lỗi, những người thu thuế, những gái điếm. Những lớp người này bị khinh chê là vô học, không biết gì về Lề luật (x. Ga 9,34). Đức Giê-su tỏ ra tự do, bất chấp những định kiến và dư luận của xã hội. Người còn đi xa hơn và dám tuyên bố là những người thu thuế và đĩ điếm vào Nước Trời trước những người tuân giữ tỉ mỉ Lề luật kia. Người không ngại đi lại với những người Samari (Ga 4,20+) và còn chọn một người Samari làm gương mẫu cho một tình yêu đich thực (Lc 10,25-37; 17,16). Vì thế người Do-thái buộc tội Người : “Chúng tôi bảo ông là người Samari và là người bị quỷ ám thì chẳng đúng lắm sao?” (Ga 8,48).
Người cũng tỏ ra rất tự do trong việc chọn lựa các bạn hữu. Các tông đồ của Người phần lớn là những người đánh cá, thuộc tầng lớp xã hội thấp hèn, đàng khác lại là những người Ga-li-lê. Tất nhiên những người này cũng thuộc cộng đoàn tôn giáo Do-thái, nhưng họ ở xa Đền thờ và lại gần gũi với các dân ngoại, nên họ mang tiếng là lớp người ô uế. Nadarét cũng thuộc về Ga-li-lê, điều đó cũng đủ để hạ giá địa vị của Vị ngôn sứ này: “Từ Nadarét, làm sao có cái gì hay được ?” (Ga 1,46).
Các tác giả sách Tin Mừng còn nhắc tới các phụ nữ trong nhóm các bạn hữu của Người. Trong xã hội Do-thi, người phụ nữ lệ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông. Về bổn phận tôn giáo, người ta xem họ như những đứa nô lệ, vì cũng như đứa nô lệ người phụ nữ không định đoạt về thời giờ của mình. Vì thế người ta không dạy Lề luật cho họ. Họ không có cuộc sống công dân … Trong khung cảnh đó, thái đô của Đức Giê-su đối với phụ nữ thật là mới mẻ, và có thể nói là “cách mạng” (R.Laurentin). Người tiếp đón họ cũng như tiếp đón những người đàn ông, xem họ cũng có nhân phẩm ngang hàng với nam giới trước sự kiện Nước Trời sắp đến. Thái độ ấy đã làm các môn đệ của Người phải ngạc nhiên: vì thế Mt và Mc xem ra khá dè dặt về điểm này, và chỉ nói tới nhóm các phụ nữ theo Đức Giê-su tới đồi Ca-vê và vào ngày Người sống lại thôi. Luca và Gioan rất nhiều lần nhắc tới sự hiện diện của các phụ nữ trong cuộc đời của Đức Giê-su.
Luca không ngần nại nói là một nhóm phụ nữ đi theo Đức Giê-su cùng với Nhóm Mười Hai (Lc 8,1-3), và là người duy nhất kể lại sự kiện đặc biệt về người phụ nữ tội lỗi được tha thứ (Lc 7,36+). Có thể nói trong Tin Mừng của tác giả này các phụ nữ đóng một vai trò hàng đầu : từ Đức Ma-ri-a tới bà Elisabét (1-2), từ bà Anna (2,36) tới bà mẹ vợ ông Simon (4,38), từ bà góa ở Nain (7,11) tới người phụ nữ mắc bệnh băng huyết (8,43), từ hai chị em Mác-ta và Maria (10,38) tới người phụ nữ được chữa lành ngày sabat (13,10), từ bà góa đến quấy rầy ông quan tòa (18,1+) tới bà góa nghèo khó trong Đền thờ (21,1), từ các phụ nữ khóc thương Đức Giê-su trên đường lên núi Sọ (23,27) tới các phụ nữ trong ngày sống lại (24,1+).
Gioan nói tới việc các môn đệ ngạc nhiên trước thái độ của Đức Giê-su (Ga 4,7): tác giả kể lại việc Đức Ma-ri-a hiện diện tại Cana (2,1+).người phụ nữ Samari (4,7+), người phụ nữ ngoại tình (8,1+), các bà chị của Ladarô (11,30), cô Maria xức dầu thơm nơi chân Chúa (12,1+), các phụ nữ bên cạnh thập giá (19,25), Maria Mađalêna…Trước viễn cảnh Nước Trời sắp đến thì nam và nữ đều có cơ may như nhau.
Nói tóm lại chính việc Đức Giê-su hoàn toàn hiến thân mình cho Nước Trời, đã làm cho Người trơ thành con người tự do. Người thoát ra khỏi mọi áp lực của gia tộc, của xã hội, để đến với mọi lớp người và mạnh dạn rao giảng Tin Mừng về Tình yêu Thiên Chúa cho họ. Sự tự do của Đức Giê-su đã gây ấn tượng mạnh mẽ trên những người đương thời. Lời khen ngợi đẹp nhất về Đức Giê-su chắc chắn là lời sau đây của một tiến sĩ Luật: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy khơng cứ bề ngoài mà đánh giá người ta” (Mt 22,16).Cho dẫu lời ấy phát xuất từ một âm mưu gài bẫy cho Người, tuy nhiên người ta không thể khen ngợi Người một cách công khai như thế nếu không có một sự đồng tình trong dư luận của những người đương thời rằng Người là một con người rất tự do.
c. Đức Giê-su với truyền thống tôn giáo Do-thái
Vào thời Đức Giê-su hai trung tâm tôn giáo của dân Ít-ra-en là Đền thờ và Lề luật.
Đền thờ Giê-ru-sa-lem là biểu tượng và là trung tâm số một của đời sống tôn giáo tại Ít-ra-en . Vào những dịp đại lễ người ta đi hành hương lên Đền thờ, và hằng ngày vẫn có một nghi thức dâng của lễ (của lễ “tamid” = thường xuyên); ngoài ra còn vô số của lễ của các cá nhân. Những người Do-thái sùng đạo ngoại kiều vẫn ao ước được tới Nhà Chúa trên đồi Sion ít là một lần trong cuộc đời.
Đức Giê-su đã rất tôn kính Đền thờ: lúc còn bé hàng năm Người đã theo gia đình lên hành hương tại đó, và có lần Người đã ở lại đó 3 ngày để hỏi han các tiến sĩ (Lc 2,41+). Sau này Người vẫn thích giảng dạy trong Đền thờ (Lc 19,47). Người chỉ cho dân cách phải dâng của lễ trong đền thờ trong tâm tình hòa giải với anh em mình (Mt 5,23), và bảo người phong hủi được chữa lành phải dâng lễ tạ ơn trong đền thờ như Luật dạy (Mc 1,40-45 và ss). Nhưng cùng với sứ mạng của Đức Giê-su thì Đền thờ đã trở thành vô hiệu : “Tôi nói cho các ông hay: ở đây cịn lớn hơn Đền Thờ nữa” (Mt 12,6). Trong Tin Mừng theo Gioan Đức Giê-su tuyên bố là từ nay người ta sẽ thờ phượng Thiên Chúa “không phải trên núi này (Garidim) hay tại Giê-ru-sa-lem … nhưng trong thần khí và sự thật” (Ga 421-23). Biến cố quan trọng tiên báo thời điểm ấy là việc Người đuổi các con buôn ra khỏi Đền thờ (Mc 11,15-18). Người gợi ý cho những người Do-thái là Đền thờ cũ sẽ bị phá hủy và sẽ được thay thế bằng một Đền thờ mới, một câu nói mà các đối thủ của Người sẽ ghi nhớ để bắt tội Người (Mc 14,58; 15,29): “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại."… Đền Thờ Đức Giê-su muốn nói ở đây là chính thân thể Người. Vậy, khi Người từ ci chết trỗi dậy, cc mơn đệ nhớ lại Người đ nĩi điều đó, Họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giê-su đ nĩi (Ga 2,19.21-22).
Đối với Lề luật cũng vậy, Đức Giê-su biểu lộ một thái độ tự do hoàn toàn. Vào thời ấy bên cạnh Luật viết (Tora; Cựu Ước hiện thời của ta), còn có Luật truyền khẩu (Halaka), tức là lời giải thích của các kinh sư. Đức Giê-su rất tôn trọng Luật viết: đã có lần Người vào hội đường và đọc Tora; Người đã cầu nguyện với các Thánh vịnh; trong các bài giảng Người cũng đã nhắc tới các tiên tri, một cách minh nhiên hoặc mặc nhiên, ví dụ như Isaia (Lc 4, 17-19; Mc 4,12), Đanien (Mt 19,28), Giêrêmia (Mc 14,24). Tuy nhiên khi cần thiết, Người không ngần ngại hủy bỏ nhiều điều (vd vấn đề báo thù : Mt 5,38.43; ly dị: Mt 5,32; thề: Mt 5,33) khi chúng đi ngược lại với thể chế Nước Trời sắp tới. Như vậy Luật viết được chấp nhận, nhưng được bổ túc và hoàn thiện.
Còn Luật truyền khẩu do các kinh sư đặt ra, thì Người hoàn toàn phủ nhận nguồn gốc từ Thiên Chúa. Người trách những người Pharisêu và kinh sư đã tôn trọng truyền thống của tiền nhân một cách quá đáng đến nỗi đã bỏ qua điều răn của Thiên Chúa (Mc 7,13). Việc tuân giữ luật ngày Sabat đã tạo nên những cuộc đụng độ kịch liệt. Trong lúc nhóm kia chủ trương phải tuân giữ theo đúng mặt chữ, đúng nghi thức, thì Đức Giê-su lại đề cao tình yêu: tình yêu của Thiên Chúa đối với con người và tình yêu của con người đối với Thiên Chúa và tha nhân (Mt 7,12; 22,37-40; Mc 12,28-34). Người tuyên bố: “Ngày sabát được làm ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày sabát” (Mc 2,27), hoặc đặt vấn nạn để cho họ thấy lẽ phải: “"Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi?” (Mc3,4), hoặc "Ai trong các ông có một con chiên độc nhất bị sa hố ngày sa-bát, lại không nắm lấy nó và kéo lên sao? Mà người thì quý hơn chiên biết mấy! Vì thế, ngy sa-bt được phép làm điều lành.” Mt 12,11-12). Sở dĩ Đức Giê-su đã không sợ vi phạm Lề luật đến độ gây phẫn nộ nơi các đối thủ, là vì sự tự do của Người là một hình thái tình yêu đối với tha nhân :những người Pha-ri-sêu và kinh sư tôn trọng truyền thống của tiền nhân, nhưng lại bỏ qua bổn phận phụng dưỡng cha mẹ theo điều răn Chúa dạy (Mc 7,12). Các chương 5, 6 và 7 trong Mt cho thấy Đức Giê-su không dựa trên một truyền thống nào cả: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng […], còn Thầy, Thầy bảo anh em …” (Mt 5,438-39).
Qua những trường hợp nêu trên, ta thấy Đức Giê-su là con người hoàn toàn tự do: sự tự do ấy phát xuất từ việc Người hiến toàn thân cho Chúa Cha và cho sứ mạng cứu thế mà Chúa cha giao phó cho Người. Vì thế Người đánh giá mọi sự từ quan điểm của Thiên Chúa, và cũng chính vì thế Người tương đối hóa những gì không phải là Thiên Chúa.
Người kitô-hữu bước theo Chúa Kitô là bước đi trên con đường tự do. Theo gương Người, người kitô-hữu cũng phải sống trong sự tuân phục tuyệt đối đối với Lời Chúa, hiến toàn thân mình cho Chúa và cho Vương quốc của Người. Người kitô-hữu càng gắn bó với Thiên Chúa, thì càng thoát ra khỏi những ràng buộc của trần gian. Người kitô-hữu lúc ấy sống trong “sự tự do của con cái Thiên Chúa”, luôn luôn sẵn sàng phục vụ kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa, vì lợi ích của anh em đồng loại./.
Norberto NGUYỄN VĂN KHANH.ofm.
Không có nhận xét nào