Biết mình để biết người. Mối tương quan con người là thế, sống không phải để khép kín tâm hồn mình mà phải biết chia sẽ những niềm vui nỗi buồn, những kinh nghiệm và cả những giới hạn của nhau.
Biết mình!...
“Ngày nay ta biết quá nhiều thứ, nhưng lại ít biết về chính mình. Theo đuổi nhiều thứ nhưng không biết cái gì là chính. Ta quay cuồng vì bị lôi kéo, bị xô đẩy giữa biết bao khuynh hướng, trào lưu mà không biết mình đi về đâu. Biết mình, biết mục đích đời mình và sống đúng mục đích là điều quan trọng bậc nhất trong đời sống này sẽ giúp đời sống ta thay đổi, có ý nghĩa và triển nở đến vô tận.” Đấy là câu nói của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, từ đó tôi có ít lời suy nghĩ về chính mình, về cuộc sống của tôi và của chúng ta như sau:
Đã bao giờ chúng ta đặt câu hỏi cho mình rằng: Tôi là ai? Ta đã ý thức và biết được gì về chính mình?
Chắc hẳn không ai trong chúng ta không một lần suy nghĩ về chính mình nên chắc chắn cũng có câu trả lời cho riêng mình. Thiên Chúa cũng đã giúp ta trả lời câu hỏi đó, vì trong các loài Thiên Chúa dựng nên, chỉ có con người mới có ý thức mình hiện hữu trên đời, chỉ có con người mới khát khao tìm hiểu và muốn hiểu rõ hơn về chính mình, và chỉ có con người mới có thể điều khiển mọi hoạt động của mình trong tương quan con người với nhau và tương quan con người với sự vật.
Trong các mối tương quan con người với nhau ấy, cùng với cuộc sống luôn vội vã, lắm lúc làm cho ta phải chạy đua với thời cuộc và bất chấp mọi thứ chỉ để mong đạt được điều mình muốn mà thôi. Thế rồi ta quên mất chính mình. Cũng trong các mối trương quan đó, bao gồn nhiều lĩnh vực khác nhau mà con người thì bất toàn, không phải cái gì cũng có thể, nên một quy tắc khôn khéo nhất cho mỗi người là phải biết mình.
Các nhà luân lý và đạo đức dạy rằng: “Biết mình là nguồn gốc của mọi sự khôn ngoan.”
Sự khôn ngoan của con người được đúc kết từ những kinh nghiệm của cuộc sống, từ việc học hỏi mà có. Nhưng biển học là vô tận, tài năng con người luôn bị giới hạn. Những gì mình có được chỉ có thể ví như giọt nước giữa Đại dương, quá nhỏ bé so với một đại dương bao la. Vậy nên sống trên đời cũng cần phải biết mình.
Vậy phải biết mình bằng cách nào?
Một cách suy nghĩ rất thông thường, người ta cho rằng: Biết mình là biết những điểm mạnh, những sở trường của mình để phát huy những gì mình có. Đây là điều kiện đầu tiên đưa đến sự thành công nếu chúng ta biết thể hiện năng lực của mình đúng lúc. Với một xã hội phát triển và năng động như hôm nay, đâu đâu cũng là môi trường thuận lợi để ta có thể thử sức mình. Biết được khả năng của mình và chọn lựa lĩnh vực phù hợp để thể hiện mình, đó mới là biết mình cách khôn ngoan.
Biết mình là biết cả những điểm yếu, những sở đoản của mình. Không phải để xấu hổ nhưng là cách tốt nhất để tự đánh giá về mình. Biết được những điểm yếu của mình, đó cũng là một phần của thành công. Thành công của con người không chỉ ở những sở trường mà còn nhờ biết rõ những điểm yếu của mình để có thể tìm cách đối phó khi gặp phải, hoặc để trau dồi thêm những kiến thức, những kinh nghiệm để có thể lấp đi những điểm yếu đó, âu cũng là việc làm khôn ngoan.
Biết mình để tự lượng sức mình. Chỉ làm những công việc vừa với khả năng, không làm những việc vượt sức mình. Biết mình và biết việc thì làm gì cũng thành công. Một kỷ sư không thể làm những công việc của một bác sĩ, công việc của bác sĩ cũng không phải là công việc của một nông dân… Biết mình để tự đặt mình đúng vị trí trong xã hội, có như thế thì xã hội mới có thể phát triển một cách hài hòa và tốt đẹp được…
Đấy là ta mới xét về sự biết mình để đưa đến thành công trong cuộc sống, vậy còn về mặt tinh thần và nhân cách thì sao?
Các nhà luân lý lại dạy rằng: “Biết mình là điều kiện tiên quyết của mọi cải tiến tinh thần và cải thiện nhân cách.”
Tinh thần và nhân cách con người phụ thuộc hệ tại ở chính mình. Nói năng bậy bạ thì làm giảm nhân cách. Làm những việc không nên làm thì đánh mất nhân cách. Suy nghĩ điều xấu thì tinh thần cũng theo đó mà cằn cỗi. Biết mình là biết được những hệ lụy trong chính hành động và suy nghĩ của mình, để từ đó:
- Không tự đánh mất mình, không vong thân giữa cuộc đời trăm ngã. Cuộc sống được hình thành từ những mảnh vụn kinh nghiệm qua các biến cố của cuộc sống. Những gì xảy ra trong đời đều góp phần làm nên cuộc sống của ta. Vậy nên phải biết mình để điều khiển mọi hoạt động và suy nghĩ cho phù hợp với đạo lý luân thường. Sống trong gia đình phải biết tôn trọng ông bà, cha mẹ và anh em. Phải biết kính trên nhường giới, yêu thương và giúp đỡ nhau. Sống trong cộng đoàn phải biết trên biết dưới và xưng hô cho phải phép. Phải giúp đỡ, tôn trọng và học hỏi lẫn nhau… Việc biết mình như thế giúp chúng ta có thể đối đầu với những xung đột, đánh giá đúng các bậc thang giá trị, chấp nhận được những mất mát trong cuộc sống và giúp chúng ta tự trọng, hiểu biết những giá trị bản thân và biết yêu chính mình.
- Sống thật với chính mình, không đeo mặt nạ, không bôi đen cũng chẳng nên đánh bóng mình, có thế ta mới có thể nhận ra khuôn mặt đích thực của ta. Để hoàn thiện nhân cách thì không cho phép mình sống giả dối. Sống giả dối, sống hai lòng thì đánh mất niềm tin yêu nơi người khác và cũng đánh mất nhân cách của mình.
Biết mình để biết người. Mối tương quan con người là thế, sống không phải để khép kín tâm hồn mình mà phải biết chia sẽ những niềm vui nỗi buồn, những kinh nghiệm và cả những giới hạn của nhau. Biết những ưu tư của mình để cảm nghiệm ưu tư của người anh em, biết nỗi đau của mình để chia sẻ nỗi đau với người khác, Biết mình hạnh phúc để trao ban hạnh phúc, biết mình bất toàn để thông cảm với những bất toàn của anh em… Có như vậy ta mới biết mình cách toàn diện nhất.
Biết mình cũng có nghĩa là biết được điều mình đang mong muốn, đang khát vọng. Sống ai cũng có khát vọng và khát vọng sống một cuộc sống có ý nghĩa. Mỗi giây phút ta đang sống, hãy cố sống thật đẹp, thật ý nghĩa thì nhân cách của mình theo đó cũng được cải thiện, tinh thần cũng sẽ phong phú và được triển nở thêm.
Biết mình để tìm đến hạnh phúc của đời mình. Là người Kitô hữu còn phải ý thức một điều sâu xa hơn nữa là phải biết mình “từ đâu đến rồi sẽ về đâu?” có trả lời được câu hỏi đó ta mới xác định được cùng đích của hạnh phúc là chỉ có ở nước trời mai sau và đó cũng là cùng đích của sự khôn ngoan.
Để kết thúc dòng suy nghĩ, xin mượn lời một bài thánh ca để nói lên tâm tình của một tạo vật là không chỉ có biết mình mà còn phải biết Chúa: “Xin cho con biết Chúa và xin cho con biết con. Biết Chúa để mà yêu mến để mà tôn thờ, biết con để mà quên mình phục vụ anh em. Xin cho con biết Chúa tạo thành đất trời. Làm chủ khắp nơi, làm vua mọi loài. Cho con biết mình là bụi đất được dựng nên, như loài lau sậy, làn gió thoảng cũng ngã nghiêng.”
Lạy Chúa! Xin cho con biết mình để con sống tốt hơn.
Đã bao giờ chúng ta đặt câu hỏi cho mình rằng: Tôi là ai? Ta đã ý thức và biết được gì về chính mình?
Chắc hẳn không ai trong chúng ta không một lần suy nghĩ về chính mình nên chắc chắn cũng có câu trả lời cho riêng mình. Thiên Chúa cũng đã giúp ta trả lời câu hỏi đó, vì trong các loài Thiên Chúa dựng nên, chỉ có con người mới có ý thức mình hiện hữu trên đời, chỉ có con người mới khát khao tìm hiểu và muốn hiểu rõ hơn về chính mình, và chỉ có con người mới có thể điều khiển mọi hoạt động của mình trong tương quan con người với nhau và tương quan con người với sự vật.
Trong các mối tương quan con người với nhau ấy, cùng với cuộc sống luôn vội vã, lắm lúc làm cho ta phải chạy đua với thời cuộc và bất chấp mọi thứ chỉ để mong đạt được điều mình muốn mà thôi. Thế rồi ta quên mất chính mình. Cũng trong các mối trương quan đó, bao gồn nhiều lĩnh vực khác nhau mà con người thì bất toàn, không phải cái gì cũng có thể, nên một quy tắc khôn khéo nhất cho mỗi người là phải biết mình.
Các nhà luân lý và đạo đức dạy rằng: “Biết mình là nguồn gốc của mọi sự khôn ngoan.”
Sự khôn ngoan của con người được đúc kết từ những kinh nghiệm của cuộc sống, từ việc học hỏi mà có. Nhưng biển học là vô tận, tài năng con người luôn bị giới hạn. Những gì mình có được chỉ có thể ví như giọt nước giữa Đại dương, quá nhỏ bé so với một đại dương bao la. Vậy nên sống trên đời cũng cần phải biết mình.
Vậy phải biết mình bằng cách nào?
Một cách suy nghĩ rất thông thường, người ta cho rằng: Biết mình là biết những điểm mạnh, những sở trường của mình để phát huy những gì mình có. Đây là điều kiện đầu tiên đưa đến sự thành công nếu chúng ta biết thể hiện năng lực của mình đúng lúc. Với một xã hội phát triển và năng động như hôm nay, đâu đâu cũng là môi trường thuận lợi để ta có thể thử sức mình. Biết được khả năng của mình và chọn lựa lĩnh vực phù hợp để thể hiện mình, đó mới là biết mình cách khôn ngoan.
Biết mình là biết cả những điểm yếu, những sở đoản của mình. Không phải để xấu hổ nhưng là cách tốt nhất để tự đánh giá về mình. Biết được những điểm yếu của mình, đó cũng là một phần của thành công. Thành công của con người không chỉ ở những sở trường mà còn nhờ biết rõ những điểm yếu của mình để có thể tìm cách đối phó khi gặp phải, hoặc để trau dồi thêm những kiến thức, những kinh nghiệm để có thể lấp đi những điểm yếu đó, âu cũng là việc làm khôn ngoan.
Biết mình để tự lượng sức mình. Chỉ làm những công việc vừa với khả năng, không làm những việc vượt sức mình. Biết mình và biết việc thì làm gì cũng thành công. Một kỷ sư không thể làm những công việc của một bác sĩ, công việc của bác sĩ cũng không phải là công việc của một nông dân… Biết mình để tự đặt mình đúng vị trí trong xã hội, có như thế thì xã hội mới có thể phát triển một cách hài hòa và tốt đẹp được…
Đấy là ta mới xét về sự biết mình để đưa đến thành công trong cuộc sống, vậy còn về mặt tinh thần và nhân cách thì sao?
Các nhà luân lý lại dạy rằng: “Biết mình là điều kiện tiên quyết của mọi cải tiến tinh thần và cải thiện nhân cách.”
Tinh thần và nhân cách con người phụ thuộc hệ tại ở chính mình. Nói năng bậy bạ thì làm giảm nhân cách. Làm những việc không nên làm thì đánh mất nhân cách. Suy nghĩ điều xấu thì tinh thần cũng theo đó mà cằn cỗi. Biết mình là biết được những hệ lụy trong chính hành động và suy nghĩ của mình, để từ đó:
- Không tự đánh mất mình, không vong thân giữa cuộc đời trăm ngã. Cuộc sống được hình thành từ những mảnh vụn kinh nghiệm qua các biến cố của cuộc sống. Những gì xảy ra trong đời đều góp phần làm nên cuộc sống của ta. Vậy nên phải biết mình để điều khiển mọi hoạt động và suy nghĩ cho phù hợp với đạo lý luân thường. Sống trong gia đình phải biết tôn trọng ông bà, cha mẹ và anh em. Phải biết kính trên nhường giới, yêu thương và giúp đỡ nhau. Sống trong cộng đoàn phải biết trên biết dưới và xưng hô cho phải phép. Phải giúp đỡ, tôn trọng và học hỏi lẫn nhau… Việc biết mình như thế giúp chúng ta có thể đối đầu với những xung đột, đánh giá đúng các bậc thang giá trị, chấp nhận được những mất mát trong cuộc sống và giúp chúng ta tự trọng, hiểu biết những giá trị bản thân và biết yêu chính mình.
- Sống thật với chính mình, không đeo mặt nạ, không bôi đen cũng chẳng nên đánh bóng mình, có thế ta mới có thể nhận ra khuôn mặt đích thực của ta. Để hoàn thiện nhân cách thì không cho phép mình sống giả dối. Sống giả dối, sống hai lòng thì đánh mất niềm tin yêu nơi người khác và cũng đánh mất nhân cách của mình.
Biết mình để biết người. Mối tương quan con người là thế, sống không phải để khép kín tâm hồn mình mà phải biết chia sẽ những niềm vui nỗi buồn, những kinh nghiệm và cả những giới hạn của nhau. Biết những ưu tư của mình để cảm nghiệm ưu tư của người anh em, biết nỗi đau của mình để chia sẻ nỗi đau với người khác, Biết mình hạnh phúc để trao ban hạnh phúc, biết mình bất toàn để thông cảm với những bất toàn của anh em… Có như vậy ta mới biết mình cách toàn diện nhất.
Biết mình cũng có nghĩa là biết được điều mình đang mong muốn, đang khát vọng. Sống ai cũng có khát vọng và khát vọng sống một cuộc sống có ý nghĩa. Mỗi giây phút ta đang sống, hãy cố sống thật đẹp, thật ý nghĩa thì nhân cách của mình theo đó cũng được cải thiện, tinh thần cũng sẽ phong phú và được triển nở thêm.
Biết mình để tìm đến hạnh phúc của đời mình. Là người Kitô hữu còn phải ý thức một điều sâu xa hơn nữa là phải biết mình “từ đâu đến rồi sẽ về đâu?” có trả lời được câu hỏi đó ta mới xác định được cùng đích của hạnh phúc là chỉ có ở nước trời mai sau và đó cũng là cùng đích của sự khôn ngoan.
Để kết thúc dòng suy nghĩ, xin mượn lời một bài thánh ca để nói lên tâm tình của một tạo vật là không chỉ có biết mình mà còn phải biết Chúa: “Xin cho con biết Chúa và xin cho con biết con. Biết Chúa để mà yêu mến để mà tôn thờ, biết con để mà quên mình phục vụ anh em. Xin cho con biết Chúa tạo thành đất trời. Làm chủ khắp nơi, làm vua mọi loài. Cho con biết mình là bụi đất được dựng nên, như loài lau sậy, làn gió thoảng cũng ngã nghiêng.”
Lạy Chúa! Xin cho con biết mình để con sống tốt hơn.
Tác giả bài viết: Pet. Trần Thành, ĐTV
Không có nhận xét nào