Header Ads

Bài chia sẻ của Đức cha Giuse Nguyễn Năng tại ĐHGT GT Hà Nội lần thứ XVI tại Hải Phòng

"Giới trẻ và Giáo hội" 

Bạn đã làm gì cho Giáo hội và bằng cách nào? 

Thượng Hội Đồng Giám Mục về giới trẻ vừa rồi, cả một biến cố lớn trong Giáo hội để cho thấy rằng người trẻ là trung tâm của Giáo hội. Và như chúng ta thấy, được quy tụ ở nơi đây và đây là lần thứ 16 chúng ta quy tụ lại để cử hành ngày đại hội giới trẻ. Điều này nói lên sức sống của giới trẻ, nói lên sự quan tâm của Giáo hội đối với các bạn trẻ. Điều ấy đặt ra cho chúng ta một câu hỏi: Giới trẻ đứng ở vị trí nào trong Giáo hội? 

Đề tài hôm nay cha được vinh dự được chia sẻ với anh chị em các con là “Giới trẻ và Giáo hội”. Giới trẻ có chỗ đứng lớn lao trong Giáo hội, cha hỏi các con, Giáo hội là ai? Giáo hội là mọi thành phần dân Chúa, từ Giáo hoàng đến giáo dân và các con. Không phải là những người thuộc về Giáo hội mà chính các con, những người giáo dân, những người bạn trẻ là Giáo hội. Một bình diện hết sức lớn lao, mà chúng ta phải tự hào và hạnh diện với xác tín này. Giáo dân là Giáo hội, giới trẻ là Giáo hội, cả sức sống Giáo hội ngày hôm nay đang quy tụ nơi đây, 15 ngàn bạn trẻ cho thấy sức sống mạnh liệt của Giáo hội như thế nào. Ngày xưa dân Do Thái đã được ông Môse nhắc nhở và khơi dậy niềm tự hào. Hỏi rằng trên thế giới này, có dân tộc nào vĩ đại như anh chị em không? Hỏi rằng dân tộc nào trên thế giới này có được Thần Linh ở gần mình khi mình kêu cầu vị thần đó hay ko? Thưa là không, chỉ có Giáo hội là thần dân của Thiên Chúa, chúng ta rất hạnh diễn bởi vì chúng ta là dân của Thiên Chúa. Không phải bất cứ dân tộc nào cũng là dân riêng của Thiên Chúa, là dân tư tế, là dân được tuyển chọn. Đây là xác tin rất quan trọng đối với chúng ta, chúng ta tự hào mình là Giáo hội, tự hào mình là con Chúa. 

Chúng con có biết tiếng Anh không, “I Love You” nghĩa là gì? Con yêu cha, cha yêu con, anh yêu em, em yêu anh, con yêu bố, con yêu mẹ, … Những bài giáo lý này, cha đề nghị với các con những kiểu dịch khác: 

- Đối với một người Kitô hữu, nói với Chúa, i love you là “con yêu Chúa” 

- Bây giờ mình đang trong Giáo hội, mình là Giáo hội thì i love you là “con yêu Giáo hội” 

- Trong Giáo hội, tất cả chúng ta là anh chị em, cho nên i love you là “Tôi yêu anh chị em mình” 

- Đặc biệt trong Giáo hội còn có những người nghèo nữa, cho nên i love you có nghĩa là “con yêu người nghèo” 

Giới trẻ và Giáo hội, vấn đề đặt ra là chúng ta làm gì cho Giáo hội? Giáo hội làm cho chúng ta nhiều lắm, nhưng về phía chúng ta, chúng ta làm gì cho Giáo hội. Chúng con biết có câu nói hết sức nổi tiếng của tổng thống John F. Kennedy, ông làm tổng thống năm 1960 và 3 năm sau ông bị ám sát tức là năm 1963. Trong bài diễn văn khai mạc nhiệm kỳ tổng thống của ông, ông có nói câu này với những người công dân Mỹ: “Các bạn đừng hỏi rằng nước Mỹ đã làm gì cho các bạn, mà bạn hãy hỏi bạn đã làm gì cho nước Mỹ”. Một câu nói đọc trong ngày nhậm chức hết sức là ấn tượng và đi sâu vào lòng người. Hôm nay chúng con cũng có thể nghe lại câu đó, chúng ta được lãnh nhận rất nhiều từ Giáo hội, Giáo hội đã làm cho chúng con, đã sinh ra chúng con làm con cái của Chúa. Bây giờ đặt lại vấn đề là chúng ta sẽ làm gì cho Giáo hội? Chúng con thấy rằng mình là 1 chi thể trong Giáo hội, mình là Giáo hội mình phải làm cái gì đó chứ? Cha vừa nói với chúng con “Giáo hội là dân Thiên Chúa”. Cha muốn nói thêm cho chúng con, Giáo hội là nhiệm thể của Đức Kitô, Giáo hội được ví như một thân thể, mà thân thể thì có nhiều chi thể, Giáo hội cũng ví như 1 thân thể có nhiều chi thể. Và mỗi một người trong chúng ta là một chi thể sống động góp phần để xây dựng Hội thánh. Nếu chúng ta ở trong Giáo hội mà chúng ta không góp phần xây dựng Hội thánh, thì chi thể ấy là chi thể bệnh tật và toàn thân sẽ bị thiệt hại. Chúng ta khám phá ra ơn gọi của mình, con người là học sinh thì xây dựng Giáo hội trong tư cách là học sinh, chúng ta ở thành phố thì chúng ta xây dựng Giáo hội trong tư cách là người thành phố, chúng ta là công nhân, là người lao động hoặc chúng con lớn tuổi, trẻ trung hơn hay là nam là nữ. Mỗi người có địa vị khác nhau, có ơn Chúa ban cho riêng để chúng ta dùng cái ơn ấy để phục vụ Giáo hội. 

Trong Giáo hội, không ai là độc quyền và cũng không ai là dư thừa, các giám mục, các linh mục không có làm tất cả hết độc quyền đâu, có phần cho chúng con, mà về phía chúng con, cũng không phải dư thừa đâu. Chúng con thấy ở trong cơ thể của mình, có cái gì gọi là thừa không? từ sợi tóc, móc tay, … đều rất là cần cho cơ thể, từ những cái bộ phận rất là nhỏ bé, đơn sơ mà cũng rất là cần. Cũng vậy, tất cả đời sống của chúng ta đều rất cần thiết để xây dựng Giáo hội. 

Cha muốn chia sẻ với chúng con mấy điều, nói xây dựng Giáo hội nhưng làm cái gì bây giờ? 

Chúng con nghĩ rằng, muốn xây dựng Giáo hội là đi rao giảng giống như các linh mục, như các tu sĩ đi tập hát, đi dạy giáo lý ở những vùng dân tộc thiểu số, … thì mới là xây dựng Giáo hội. Không hắn vậy, mà chúng ta đều có thể xây dựng Giáo hội: 

Thứ nhất: Xây dựng Giáo hội bằng đời sống thánh thiện của chúng con, bằng cách chi thể này khỏe mạnh, đầy sức sống chứ đừng có để có bệnh tật. Ví như đau 1 cái gì trong thân thể thì không làm được cái gì nữa, cũng vậy trong thân thể Giáo hội, tất cả mọi chi thể đều được khỏe mạnh. Khỏe mạnh ở đây tức là đời sống thánh thiện của chúng con, khi chúng con sống thánh thiện, là lúc chúng con đang xây dựng Giáo hội. Chúng con đừng để chi thể của mình bệnh tật, tội lỗi, hãy sống xứng đáng với phẩm giá Kitô Hữu của mình. Không thể một Kitô Hữu mà sống bê bối được, không thể nào một chi thể trong Giáo hội sống trong tội lỗi được, là Kitô Hữu, là người con của Chúa, chúng ta sống khỏe mạnh bằng đời sống thánh thiện của chúng con. 

Ngày này, người ta hay nói về vấn đề “Sống theo đúng đắng cấp của mình”. Sai cái điện thoại là như cục đá, phải không? Không, giới trẻ bây giờ là phải ip, samsung, … phải hiện đại, mặc áo phải áo hàng hiệu, đồng hồ hàng hiệu, … Chúng con là Giáo hội, chúng con sống với đắng cấp của chúng con là Giáo hội của Chúa, chúng con không thể sống bê bối mà buông theo cờ bạc, rượu chè, gian dối được, nếu đáng sống bê bối như vậy thì cần đối lại, ko thì “người phải đối tên đi”. Không thể mang tên Kitô hữu mà sống không đúng với danh hiệu đó được. 

Thứ 2: Góp phần vào Phúc âm hóa đời sống Giáo hội, tức là chúng ta làm cho xã hội ngày càng thấm nhuần Phúc Âm, Phúc âm hóa làm cho xã hội, đời sống xung quanh thấm nhuần tinh thần Phúc Âm, bằng cách nào: 

- Tham gia các đoàn thế Công giáo tiến hành trong giáo xứ, giáo phận hay nơi mình học tập làm việc. Hãy dùng những khả năng của mình để xây dựng Giáo hội, để phục vụ Hội thánh Chúa. Tùy theo chúng con có tấm lòng đối với Chúa, chúng con biết sử dụng thời gian của mình, chúng con đừng đánh mất niềm vui của người Kitô Hữu. Đừng đi tìm những niềm vui mau qua như được đi du lịch, một chiếc ip, bài bạc, … mà hãy tìm niềm vui Tin Mừng và chia sẻ niềm vui đó cho anh chị em của mình. 

- Bằng việc tốt trong xã hội, một việc tốt thôi chúng con làm nó ảnh hưởng tới người khác, lôi kéo, tác động người khác làm tốt theo và ngược lại. Chúng con cố gắng luôn làm điều tốt để tạo nên sự lôi cuốn cho người khác cùng làm điều tốt với chúng ta. 

Câu chuyện người Nhật Bản: Meiwaku (Không làm phiền) 

- Chúng con là Giáo hội, chúng con làm chứng về Chúa, chúng con bênh vực Giáo hội, chúng con giới thiệu Chúa cho anh chị em của mình. Đây là điều ngày hôm nay hết sức quan trọng. Các bạn đang là học sinh, sinh viên, đi làm, chúng con có nhiều cách để làm chứng về Chúa. Thánh Phêrô nói chúng ta, chúng ta phải có khả năng để trả lời cho những người chất vấn chúng ta về niềm tin, niềm hy vọng của mình. Chúng ta là Giáo hội, chúng ta tin vào Chúa, chúng ta có nhiệm vụ giải thích về đạo, về giáo lý cho những người xung quanh, không chỉ giải thích, mà chúng con cần tận dụng mọi cơ hội để giới thiệu Chúa cho những người khác. Giới thiệu bằng đời sống bác ái của chúng con, giới thiệu bằng công cuộc nói chuyện của chúng con. Chúng ta bước trước, chúng ta phục vụ bằng sự đơn sơ khiêm tốn là chúng ta đang loan báo Tin Mừng và đang Phục Âm hóa. 

Hãy đặt ra cho mình câu hỏi: Tôi đã làm gì cho Giáo hội chưa? Mà muốn làm gì cho Giáo hội, trước hết, chúng con xác tin “tôi là Giáo hội”, tôi yêu mến Giáo hội, tự hào mình là Giáo hội, tự hào mình là người môn đệ của Chúa. Và rồi chúng con góp phần Phúc Âm hóa bằng cách sống thánh thiện, chúng con đừng trở nên 1 chi thể bệnh tật trong Giáo hội, mà một chi thể khỏe mạnh bằng đời sống thánh thiện. Thứ 2 là chúng con tham gia vào các đoàn thể trong giáo xứ của chúng con một cách tích cực, thứ 3 là chúng con góp phần vào công việc biến đổi môi trường xã hội của chúng con. Và cuối cùng là chúng con biết làm chứng về Chúa, giới thiệu Chúa cho anh chị em của mình. 

Cầu chúc anh chị em chúng con đầy tràn tình yêu Chúa. 

Petrus Đăng Khoa

Không có nhận xét nào

Hình ảnh chủ đề của konradlew. Được tạo bởi Blogger.